Ngành dệt may và da giày là 2 ngành công nghiệp có đóng góp lớn cho tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia cũng như tạo số lượng lớn việc làm cho người lao động (NLĐ). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành Dệt May Việt Nam đóng góp 10% giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho 2,7 triệu lao động, chiếm tỷ lệ 25% tổng số lao động trong ngành Công nghiệp, chiếm 5% trong tổng số lực lượng lao động. Trong khi đó, cả nước hiện có gần 3000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành Da giày với hơn 1 triệu lao động làm việc trong ngành Thuộc da và 500 nghìn lao động trong ngành Công nghiệp hỗ trợ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành Da giày năm 2019 là 21,5 tỷ USD.
Mặc dù dệt may có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng lao động trong ngành này đang có mức lương cơ bản thấp nhất trong các ngành, không đủ đảm bảo cho nhu cầu cơ bản, theo ông Lê Đình Quảng – phó trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.[1] Sự bấp bênh về thu nhập của NLĐ ngành dệt may và da giày trở nên rõ ràng hơn trước tác động đại dịch COVID-19 đến hai ngành này. Theo nghiên cứu của nhóm hợp tác Công tư (2021), người lao động (NLĐ) chịu ảnh hưởng sâu sắc và đa chiều từ làn sóng dịch thứ tư vào nửa cuối năm 2021, trong đó 60% NLĐ trong khu vực Chỉ thị 16 bị giảm hoặc mất hoàn toàn thu nhập[2]. Để tồn tại, NLĐ phải vay nợ (30,4%) và cắt giảm chi tiêu (80%). Chia sẻ từ đại diện tổ chức Fair Wear, Viện năng suất Việt Nam tại Hội thảo "Thu nhập của lao động ngành may tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hướng đến mức lương đủ sống" cho biết Năng suất lao động, khả năng thương lượng tập thể về lương, vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng, sự tham gia và trách nhiệm nhãn hàng trong đàm phán giá đơn hàng là những yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá sản phẩm và mức lương của NLĐ. Như vậy, có thể nói, cải thiện mức lương đủ sống hay rộng hơn tạo dựng việc làm bền vững cho NLĐ trong ngành may cần có sự tham gia của nhiều bên, đặc biệt là chính phủ, doanh nghiệp sản xuất, nhãn hàng.
Trong khuôn khổ dự án “Sáng kiến dệt may bền vững: Cùng nhau thay đổi (STITCH)”, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) triển khai khảo sát về "Cải thiện tiền lương trong ngành dệt may và da giày”.
Do đó, CDI đang tìm kiếm một/một nhóm tư vấn xây dựng và thực hiện Khảo sát này với nội dung cụ thể như dưới đây.
Khảo sát được dự kiến thực hiện trong tháng 12/2022 với 3 mục tiêu cụ thể:
email: Phuong.voan@cdivietnam.org; điện thoại: +84 24 35380100
Địa điểm làm việc:
- Hà Nội.
- TP. Hồ Chí Minh.
Lương : 10 -15 triệu Số lượng : 500 Đi làm : 0 137
117 Trần Duy Hưng
Lương : 15 - 20 triệu Số lượng : 10 Đi làm : 0 466
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Lương : 7 - 10 triệu Số lượng : 20 Đi làm : 2 466
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Lương : 10 -15 triệu Số lượng : 10 Đi làm : 0 353
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Lương : 10 -15 triệu Số lượng : 2000 Đi làm : 0 311
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Mức lương: 10 -15 triệu
Lượt xem: 311
Số lượng cần tuyển : 2000
Số lượng ứng tuyển : 0
Số lượng đã đi làm : Đang cập nhật
Đánh giá nhà tuyển dụng Trung tâm Phát triển và Hội nhập