CHỦ ĐỀ NỔI BẬT
Nguyễn Xuân Kết - KHỐI NHÂN SỰ TRÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM: QUÁ TỰ CAO, THIẾU TRÁCH NHIỆM,...
KHỐI NHÂN SỰ TRÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM: QUÁ TỰ CAO, THIẾU TRÁCH NHIỆM,...
KHỐI NHÂN SỰ TRÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM: QUÁ TỰ CAO, THIẾU TRÁCH NHIỆM, TRỊCH THƯỢNG VÀ LƯỜI BIẾNG!! Lời đầu tiên, em xin được gửi lời xin lỗi tới những anh chị em nhân sự vẫn còn có tâm và thật sự nhiệt huyết với nghề. Tuy nhiên, sau khi ra trường và đi làm một vài năm, em đã nhận ra rằng các doanh nghiệp nội địa đang phần nhiều bị lép vế so với các doanh nghiệp nước ngoài tại VN, một phần là do phúc lợi có phần thiếu sự “sòng phẳng”, phần còn lại là do văn hóa làm việc thua kém. Và, cái sự yếu kém đầu tiên lại tới từ bộ phận tuyển dụng, cửa ải đầu tiên trong quá trình hòa nhập của bất kỳ ứng viên nào sau khi gia nhập một doanh nghiệp. Human resources, hay còn được gọi là HR (bộ phận tuyển dụng) thường mang trong mình trọng trách tìm kiếm, phỏng vấn và chọn lọc những ứng viên phù hợp cho công ty. Thời của các bậc trưởng bối thế hệ trước, bộ phận nhân sự/tuyển dụng thường là những người có chuyên môn, học vấn rất cao, tận tâm với nghề và cực kỳ biết cách dẫn dắt cuộc trò chuyện. Nhưng ngày xưa thì mãi là ngày xưa. Ngày nay, bất cứ ai cũng có thể làm headhunt/HR mà không cần qua bất cứ trường lớp hay khóa đào tạo nào. Có lẽ vì vậy mà chất lượng mặt bằng chung của nghề này cũng dần đi xuống và không còn được coi trọng như trước. Với em thì có một số lí do chính, mà hiện tại em không có thiện cảm nhiều với bộ phận tuyển dụng. Đầu tiên, thay vì gửi email mời đi phỏng vấn trước, rất nhiều HR chọn phương án gọi điện, và nếu không gọi được trong cuộc đầu tiên thì cũng cho ứng viên té luôn =))). Nói thẳng ra có rất nhiều trường hợp ứng viên đang đi trên đường, không mang theo điện thoại hoặc một số sự cố liên quan khác. Vậy tại sao HR không lựa chọn gửi email với đầy đủ thông tin, thay vì một cuộc điện thoại rồi mới gửi email? Những ứng viên cần nhận được job sẽ phản hồi email, và việc gọi điện quá là không cần thiết, vô tình làm lỡ mất cơ hội của một số bạn ứng viên. Thứ hai, rất nhiều, thật sự là rất nhiều HR tại VN làm việc quá hời hợt, cẩu thả và có tác phong làm việc không đến nơi đến chốn. JD thì viết đầu đuôi không rõ ràng, nội dung một đằng, phỏng vấn một nẻo. JD tuyển vị trí A nhưng tới nơi thì lại thông báo rằng chỉ đang tuyển vị trí B và hướng ứng viên vào đó. Yêu cầu trên JD quá ngắn so với thực tế, ngược lại quyền lợi lại ghi quá dài so với những gì người lao động có thể nhận lại được. Và một số thông tin quan trọng như nhân viên phải tự chuẩn bị laptop cá nhân, thiết bị quay chụp… xin hãy cho thẳng vào JD chứ đừng để tới hôm phỏng vấn mới bắt đầu trao đổi. Tại vì với em, một doanh nghiệp không chuẩn bị nổi thiết bị làm việc cho nhân viên thì cũng không đáng để cống hiến. Quan điểm cá nhân mà. Hê hê Thứ ba, tới lúc lọc hồ sơ, HR cũng không in nổi một tờ CV của ứng viên mà còn bắt ứng viên tự in CV để đem đến? Đến nơi phỏng vấn thì cầm tờ CV và hỏi lại những thông tin đã có sẵn ở trên CV =)))))))) Chưa kể thái độ của nhiều HR còn rất là bề trên, trịch thượng, xưng anh/chị và không tỏ ra thiện chí dù có cả trường hợp ứng viên lớn tuổi hơn HR? Thứ tư, nếu có bài test, hãy báo trước để ứng viên chuẩn bị. Không ai có thể làm một cái điếu văn dài như sớ về lĩnh vực hoạt động của công ty, khi mà bản thân chỉ mới tìm hiểu được về doanh nghiệp này đúng một, hai buổi trước khi tới phỏng vấn. Đừng hỏi vặn ứng viên theo kiểu khinh khỉnh. Bất chấp việc công ty có phúc lợi tốt hay môi trường làm việc chuyên nghiệp, thì trong mắt ứng viên, tất cả sẽ không còn quan trọng khi mà người trực tiếp phỏng vấn tỏ thái độ không tôn trọng mình (cười nhếch mép, nhại lại câu trả lời…) Ứng viên cũng là con người, và thậm chí có thể sẽ là đồng nghiệp của HR trong tương lai. Vậy việc tỏ ra cao ngạo là có mục đích gì, khi đa số HR đều ở cấp bậc nhân viên chứ chưa tới được level senior? Đặc biệt là khi có kết quả fail/pass, 99% HR sẽ không.thèm.báo.lại kết quả cho các ứng viên bị trượt, trong khi chúng ta chỉ cần soạn sẵn ra một cái form mẫu và thay ngày tháng + tên ứng viên vào thôi. Một cái mail phản hồi thì sẽ tốn bao nhiêu thời gian? 5 phút, 10 phút, 30 phút? Không. Một cái mail phản hồi kết quả chỉ 1-2 phút nếu dùng cùng một form đơn thôi, đừng thiếu trách nhiệm nữa? Chưa tính tới những trường hợp trời ơi đất hỡi như là hỏi tuổi này rồi sao còn tìm việc, tuổi này sao còn làm nhân viên, tuổi này rồi sao còn xin làm A,B,C… nó thật sự rất là vô duyên đấy ạ. Xin hãy bình thường hóa việc sau 30t vẫn còn là nhân viên, 40t vẫn đi tìm việc, và tránh những câu hỏi xâm phạm tới giới tính hay vùng miền. Mong rằng sau này khối nhân sự sẽ không còn những tình trạng như trên, đồng thời đóng vai trò là cầu nối giữa ứng viên với doanh nghiệp, chứ không phải cầu hồn như bây giờ. Vái trời, hôm nay lại là một ngày con toxic rồiiii.