CHỦ ĐỀ NỔI BẬT
NGUYỄN XUÂN KẾT - Fallacy of passion Phỏng vấn nhân sự Tìm cộng sự đồng khởi nghiệp Đặt vấn...
Fallacy of passion Phỏng vấn nhân sự Tìm cộng sự đồng khởi nghiệp Đặt vấn...
Fallacy of passion Phỏng vấn nhân sự Tìm cộng sự đồng khởi nghiệp Đặt vấn đề hợp tác kinh doanh Việc lựa chọn hệ trọng này có một cái bẫy rất phổ biến là fallacy of passion - sự ảo tưởng về đam mê. Đam mê mới dám dấn thân, đam mê mới có động lực vượt khó. Tất nhiên rồi. Nhưng đam mê cuối cùng chỉ là vấn đề của cảm xúc, là nền tảng để tạo ra khát khao cái gì đó. Đáng tiếc, khi chạm đến vấn đề hợp tác, nếu chỉ có cảm xúc không rất dễ lạc lối. Hợp tác khó đi xa nếu không dựa trên sự đồng thuận của hai tiêu chí quan trọng: cùng hệ giá trị về niềm tin (belief) và chuẩn hành vi ứng xử (norm). Cùng belief và norm mới hình thành Partnership được. Khi đã partnership nguyên tắc số 1, mindset bất di bất dịch để cùng nhau được là just business not personal. Trong kinh doanh & quan hệ nhân sự câu nói dễ trở thành khởi đầu của tan vỡ là "bạn bè chơi với nhau có gì mà lo". Bạn bè chơi với nhau nếu không có business với nhau, khi không phải là cộng sự của nhau thì đúng là vậy. Nhưng khi đã là partners của nhau hoặc cộng sự của nhau thì hoàn toàn không thể xuề xoà không lo gì được. Mặc dù nói vậy, mặc dù muốn vậy nhưng nó sẽ không như vậy. Sự không rạch ròi trong văn hoá Nho giáo giữa công việc và cá nhân là nguồn gốc lớn các cuộc tan vỡ về hợp tác cho dù quan hệ cá nhân với cá nhân rất tốt. Friendship hoặc anh em cùng gia đình là quan hệ cá nhân vs cá nhân. Cùng đam mê dễ nói chuyện thật. Partnership là quan hệ công việc vs công việc giữa hai cá nhân. Cùng đam mê cũng dễ nói chuyện. Nhưng cần có cả chuẩn về belief và norms nữa mới cùng nhìn một hướng mới đạt được mục tiêu. Khi tất cả cùng lên xe bus, đương nhiên phải cùng nhìn về một mục tiêu nếu không sẽ chạy lung tung rất mệt. Chính trực Sáng tạo Trách nhiệm Ai cũng có thể gọi tên những giá trị tốt đẹp này. Nhưng niềm tin (belief) và chuẩn mực (norms) có giống nhau. Ngay cả bản thân mỗi người, liệu CEO hay cộng sự có sự vênh nhau bao nhiêu khi theo cách hiểu, theo quan niệm của mình? Theo trải nghiệm của mình ở các dự án branding, gap thường không hề nhỏ. Belief và norms chính là hình thức biểu đạt của core values - thành tố quan trọng hình thành văn hoá, trong đó có corporate culture - văn hoá doanh nghiệp. BrandSon Brand Strategist