Việt Nam ngày càng trở thành một quốc gia có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng may mặc, với phần lớn các sản phẩm được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. Ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của đất nước và là ngành đóng góp chính vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngành công nghiệp này sử dụng khoảng 2,7 triệu lao động, trong đó khoảng 80% là lao động nữ. Tuy nhiên, ngành may mặc còn tồn tại một số thách thức về lao động, bao gồm luân chuyển lao động cao, phân biệt đối xử trên cơ sở giới, làm thêm giờ quá nhiều và lương chưa thỏa đáng (CNV 2015; Đỗ 2017; Đỗ 2019).
Đối thoại tại nơi làm việc
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), đối thoại xã hội bao gồm tất cả các hình thức thương lượng, tham vấn, hoặc trao đổi thông tin giữa hai hoặc ba bên (chính phủ, đại diện người sử dụng lao động (NSDLĐ) và đại diện người lao động (NLĐ)) thông qua các cơ chế chính thức hoặc không chính thức, ở mọi cấp (quốc gia, vùng/tỉnh/thành phố và doanh nghiệp) về các vấn đề thuộc quyền lợi chung của các bên, liên quan tới các chính sách kinh tế-xã hội.
Bộ luật Lao động 2019 cũng nêu rõ "Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi."
Đối thoại hiệu quả vừa là cơ chế thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, vừa là mục tiêu cần hướng đến. Khi được thực hiện hiệu quả, đối thoại giúp tăng sự hài lòng của NLĐ với công việc, nâng cao động lực làm việc và năng suất lao động, giảm tranh chấp lao động và đình công, cải thiện mức độ chấp hành kỷ luật và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối thoại còn là một công cụ hữu ích cho doanh nghiệp và đại diện NLĐ nắm bắt mối quan tâm và tiếng nói của NLĐ nữ, từ đó đưa ra những hành động và kế hoạch xây dựng môi trường làm việc thúc đẩy bình đẳng giới.
Tuy nhiên, không đối thoại hay đối thoại không hiệu quả có thể dẫn tới các tranh chấp lao động tập thể và đình công. Đối thoại hiệu quả vì vậy đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp và đại diện NLĐ có kiến thức và kỹ năng cần thiết, đồng thời cam kết và trách nhiệm thực hiện và cải thiện chất lượng hoạt động đối thoại.
Khảo sát 139 doanh nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) năm 2016 cho thấy 30% doanh nghiệp được khảo sát đã tổ chức đối thoại hàng tháng; 52% đã có các cuộc đối thoại hàng quý; 4% đã tổ chức các cuộc đối thoại sáu tháng một lần; và 14% được đối thoại mỗi năm một lần (Bộ LĐTBXH, 2018). Tuy nhiên, theo Bộ LĐTBXH, chất lượng của các cuộc đối thoại tại nơi làm việc này chưa đạt được “kỳ vọng” do nhiều doanh nghiệp thực hiện đối thoại mang tính hình thức mà không thu hút được sự tham gia của NLĐ. Theo một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về đối thoại trong lĩnh vực sản xuất, hiếm khi diễn ra đối thoại và xử lý khiếu nại hiệu quả (Đỗ Quỳnh Chi, 2017). Một vài lý do chính là năng lực của các công đoàn cơ sở để đại diện NLĐ đối thoại với ban lãnh đạo cũng như giải quyết những phản ánh của NLĐ; thiếu các kênh hiệu quả để đối thoại với quản lý lao động và giải quyết khiếu nại trong doanh nghiệp. Ban quản lý thường để các giám sát viên của nhóm giao tiếp với NLĐ và xử lý các khiếu nại của họ mà không đưa ra một hệ thống đối thoại phù hợp (Tổ chức Fair Wear, Báo cáo về Quan hệ lao động, 2019).
Bộ Luật Lao động 2019 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, đưa ra nhiều quy định nhằm thúc đẩy công đoàn phát huy vị thế đại diện cho NLĐ để tham gia trao đổi, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động. Vì vậy, Công đoàn các cấp nói chung, và CĐ cơ sở, các tổ trưởng công đoàn nói riêng cần tích cực trau dồi năng lực, tăng cường kiến thức, cải thiện kĩ năng cần thiết, ''rèn luyện bản lĩnh để tự tin hơn'', từ đó có thể trao đổi, đối thoại hiệu quả và thương lượng thành công với người sử dụng lao động.
Trong khuôn khổ dự án: Cải thiện điều kiện sống và làm việc cho lao động nữ nhập cư thông qua trao quyền - PHUNU 3, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) hợp tác với Liên đoàn lao động tỉnh Hải Dương thực hiện chương trình đào tạo "Thúc đẩy giao tiếp và đối thoại hiệu quả tại nơi làm việc” cho cán bộ quản lý các cấp, công đoàn cơ sở và người lao động của công ty Cổ phần May II Hải Dương. Để đạt được hiệu quả cao, CDI cần tuyển 01 nhóm tư vấn thực hiện hoạt động này.
Hồ sơ ứng tuyển xin gửi về chị Nguyễn Thị Chung, cán bộ dự án, Trung tâm Phát triển và Hội nhập qua email chung.nguyenthi@cdivietnam.org, điện thoại: 0327.621.637.
Deadline: Muộn nhất ngày 15/02/2023.
Địa điểm làm việc:
- Hải Dương.
Lương : 10 -15 triệu Số lượng : 500 Đi làm : 0 137
117 Trần Duy Hưng
Lương : 15 - 20 triệu Số lượng : 10 Đi làm : 0 466
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Lương : 7 - 10 triệu Số lượng : 20 Đi làm : 2 466
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Lương : 10 -15 triệu Số lượng : 10 Đi làm : 0 353
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Lương : 10 -15 triệu Số lượng : 2000 Đi làm : 0 311
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Mức lương: 10 -15 triệu
Lượt xem: 311
Số lượng cần tuyển : 2000
Số lượng ứng tuyển : 0
Số lượng đã đi làm : Đang cập nhật
Đánh giá nhà tuyển dụng Trung tâm Phát triển và Hội nhập