HRBP là gì? Ngày nay tại sao HRBP lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi doanh nghiệp đến vậy? Và công việc thường ngày của một HRBP là gì? Theo khảo sát của các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, họ đều cho rằng bộ phận nhân sự có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như hình ảnh của công ty.
1. HRBP là gì?
Khái niệm HRBP là viết tắt của cụm từ Human Resource Business Partner, có nghĩa là Nhân sự – đối tác chiến lược kinh doanh. Từ này bắt nguồn từ cụm từ “Quản lý nguồn nhân lực chiến lược” từ những năm 1990. Tuy nhiên đến năm 1997 thì thuật ngữ này đã được Dave Ulrich cụ thể hóa hơn trong cuốn sách “Human Resource Champions”.
Tại đây, ông đã đề cập đến khái niệm “HRBP – Human Resource Business Partner”, có nghĩa là bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm là đối tác với các phòng ban khác trong công ty để thực hiện các chiến lược kinh doanh tổng thể. HRBP – Nhân sự – đối tác chiến lược kinh doanh là những người am hiểu về lĩnh vực nhân sự, bạn cần phải nắm bắt được chiến lược kinh doanh phát triển của doanh nghiệp để có thể xây dựng được một phương hướng tổng thể từ đó giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra theo quý hay theo năm.
Ngày nay, HRBP có thể được coi là “át chủ bài” trong hầu hết các doanh nghiệp lớn. Bộ phận này đã ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình. Do đó, việc tuyển chọn nhân sự cho bộ phận này vô cùng khắt khe. Bạn phải là một người am hiểu về lĩnh vực nhân sự cũng như có tầm nhìn hoạch định để trở thành đối tác với các phòng ban trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh tổng thể.
Vai trò của HRBP Vai trò của HRBP Đối tác chiến lược trong việc quản lý bộ phận đối tác, quản lý cấp cao nhằm thực hiện hóa các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Là người sẽ quản lý cân đối về hiệu suất – lợi nhuận – chi phí cho doanh nghiệp. HRBP đóng vai trò như một người đại diện nói thay cho những người lao động, từ đó giúp cho họ phát huy được tối đa năng suất làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp.
Tố chất cần có của một HRBP:
Am hiểu về tổ chức: Nếu một người HRBP không am hiểu về tổ chức, không thấu hiểu được sức mạnh bên trong cũng như thế mạnh của doanh nghiệp trên thị trường thì bạn sẽ không biết cách làm sao để có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp. Tố chất kinh doanh và có óc chiến lược: Khi bạn đã hiểu được thế mạnh của tổ chức, bạn cần có đầu óc của một người làm chiến lược. Lúc nào bạn cũng sẽ phải đặt ra những câu hỏi. Ví dụ với chiến lược mà công ty đang vạch ra thì liệu cái luồng nhân sự hiện tại của bạn có đáp ứng được không, và liệu nếu bạn xây dựng một tổ chức nhân sự mới ngay thời điểm này nó có phù hợp hay không. Hay doanh nghiệp của chúng ta quá nhỏ, nhưng chúng ta lại làm dự án quá lớn thì liệu cái tiếng tăm của doanh nghiệp này liệu có thu hút được những nhân tài đủ để đáp ứng được cái chiến lược lớn đó hay không.
Thành thục trong việc quản lý nhân lực từ cấp chiến lược: Một khi bạn đã đạt được hai yếu tố ở phía trên thì yếu tố này sẽ không còn quá khó khăn nữa. Vì khi đã đến được với yếu tố này, bạn đã xác định được rằng mình có thể tuyển người hay không, hay bạn muốn đạt được cái chiến lược kinh doanh này trong ngắn, trung và dài hạn thì bạn phải đào tạo họ như thế nào. Công việc thường ngày của một HRBP chắc chắn sẽ giúp bạn thành thục trong việc quản lý nhân lực từ cấp chiến lược.
2. Phân biệt HRBP và HR
Thông thường, mô hình nhân sự có 3 cấp:
Cấp 1 là quản lý nhân sự
Cấp 2 là phát triển nhân sự
Cấp 3 là đào tạo – phát triển – tổ chức nhân sự đáp ứng chiến lược kinh doanh
Cấp 1 và cấp 2 sẽ do HR thường quản lý, còn cấp 3 sẽ do HRBP quản lý.
3. Mức lương và yêu cầu của ngành đối với vị trí HRBP
Yêu cầu của ngành đối với vị trí HRBP:
– Khả năng giao tiếp: Vì HRBP sẽ là cầu nối giữa bộ phận nhân sự và các phòng ban trong công ty nên trong công việc thường ngày của một HRBP bạn cần phải học cách lắng nghe, thấu hiểu và truyền đạt thông tin một cách chuẩn xác nhất.
– Kỹ năng xây dựng mối quan hệ: Vì là đối tác nên bạn sẽ phải xây dựng những mối quan hệ được sâu. Không chỉ xây dựng mối quan hệ với các trưởng phòng ban, các vị trí cấp cao mà còn phải xây dựng với cả vị trí nhân viên. Vì khi bạn làm đối tác cho phòng ban nào đó thì bạn sẽ cần phải biết tình hình trong nội bộ như: mọi người có đang cảm thấy vui, thoải mái với công việc không hay họ cảm thấy rất căng thẳng, mệt mỏi. Chỉ có thấu hiểu được như vậy thì bạn mới đạt được mục tiêu mà mình hướng đến và tạo ra được giá trị cho phòng ban đó.
– Kiến thức nền tảng về nhân sự: Do phải kết hợp với các bộ phận chức năng của HR nên buộc bạn phải có được kiến thức nền tảng về ngành này để có thể làm việc hiệu quả với họ.
Mức lương: Mặc dù công việc đối với vị trí này đòi hỏi nhiều yêu cầu và phải biết cách xây dựng mối quan hệ, khả năng giao tiếp cũng như có kiến thức nền tảng về ngành nhân sự nhưng bù lại khi đã ở một trình độ nhất định thì mức lương bạn có thể nhận được sẽ không nhỏ chút nào. Thông thường mức lương cho vị trí này sẽ từ 1000 – 1700 USD/tháng tùy theo kinh nghiệm việc làm cũng như hiểu biết của bạn.
4. Công việc thường ngày của HRBP
Nhiều bạn còn chưa phân biệt được công việc thường ngày của HRBP sẽ khác công việc của HR như thế nào đúng không? Hãy cùng theo chúng tôi tìm hiểu nhé:
– Cùng tham gia các cuộc họp của các đơn vị kinh doanh để có thể hiểu được họ có những khó khăn gì để đề ra những chiến lược về mặt HR sao cho hợp lý. Từ đó leader của những phòng ban này sẽ có thêm những tiền đề để ra những chiến lược kinh doanh mới và ra các quyết định. Ngoài ra HRBP sẽ có nhiệm vụ giúp leader của những phòng ban lập kế hoạch và quản lý ngân sách nhân sự hàng năm.
– Kết hợp với các nhánh của HR từ đó phân tích công việc, nhu cầu đào tạo của công ty và tạo ra lộ trình phát triển nghề nghiệp cho từng đơn vị cũng như cá nhân. Sau khi đã được leader của những đơn vị này đồng ý và thông qua thì sẽ bắt đầu làm, theo dõi và báo cáo kết quả. Đây là một khâu vô cùng quan trọng vì mỗi lộ trình đều cần điều chỉnh để phù hợp với từng đơn vị.
– Cùng với OD/C&B thiết kế hệ thống KPI (đánh giá hiệu quả công việc) và tiến hành hướng dẫn đánh giá định kỳ. Sau khi đánh giá đưa ra kết quả thì sẽ tiến hành xây dựng các chính sách khen thưởng theo tháng, quý hoặc năm.
– Quan sát, lắng nghe và tiếp nhận mọi thông tin từ nhân viên trong công ty, từ đó thấu hiểu nhu cầu, khó khăn của từng người để tư vấn, hỗ trợ họ.
– Tiến hành làm các báo cáo nhân sự của từng đơn vị theo tháng hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
5. Nên học về vị trí HRBP ở đâu?
Trung tâm đào tạo nghiệp vụ nhân sự VnHurs: Với đội ngũ giảng viên kinh nghiệm có nhiều năm trong nghề chắc chắn sẽ giúp cho bạn nắm vững được các bước trong việc đánh giá công việc, định mức lao động đồng thời kết hợp với việc thực hiện các chức năng nhân sự trong từng phòng ban. Bên cạnh đó, bạn còn được tìm hiểu về cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp và truyền thông nội bộ trong tổ chức.
Hy vọng với những thông tin mà Tiva cung cấp trên đây sẽ phần nào giúp cho bạn có được một cái nhìn tổng quan nhất về nghề HRBP và công việc thường ngày của một HRBP sẽ phải làm. Bạn còn chần chờ gì nữa, hãy đến với trang tuyển dụng của chúng tôi để tìm kiếm cho mình một công việc HRBP với mức lương hấp dẫn nào!
|
|||||||
Nhân Viên Kinh Doanh Phần Mềm MARKETING MOMA
Thành phố Hà Nội
7 - 10 triệu
Tuyển dụng Thực Tập Sinh Marketing Online tại Moma.vn
Thành phố Hà Nội
1 - 3 triệu
Tuyển dụng Thực Tập Sinh Nhân Sự Online tại Tiva.vn
Thành phố Hà Nội
1 - 3 triệu
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH LƯƠNG CỨNG 8-15 TRIỆU ĐI LÀM NGAY
10 -15 triệu
[Q1,2,7-HCM] Tuyển Kỹ thuật viên Body/foot/facial/nail/salon
Thành phố Hồ Chí Minh
15 - 20 triệu
Tuyển nhân viên trực fanpage – Hệ thống thời trang Magonn
Tuyển nhân viên phục vụ -MẸT Vietnamese Restaurant & Vegetarian
Tuyển nhân viên phục vụ – Nhà hàng mô hình bia tươi
Tuyển nhân viên phục vụ – Nhà hàng Phở 100