Đối với các định nghĩa khác, xem Cần Thơ (định hướng).
Cần Thơ |
|||
---|---|---|---|
Thành phố trực thuộc trung ương | |||
Thành phố Cần Thơ | |||
Biểu trưng |
|||
Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Cầu đi bộ Ninh Kiều, Cầu Cần Thơ, Chợ Cần Thơ, Chợ nổi Cái Răng, Chùa Hội Linh, Nhà cổ Bình Thủy |
|||
|
|||
Tên khác | Tây Đô | ||
Biệt danh | Vùng đất gạo trắng nước trong Thủ phủ miền Tây Đô thị miền sông nước |
||
Tên cũ | Phong Dinh, Hậu Giang, Trấn Giang | ||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Trụ sở UBND | Số 2, đại lộ Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều | ||
Phân chia hành chính | 5 quận, 4 huyện | ||
Quận trung tâm | Quận Ninh Kiều Quận Bình Thuỷ | ||
Thành lập |
|
||
Loại đô thị | Loại I | ||
Năm công nhận | 2009[2] | ||
Đại biểu quốc hội | |||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Trần Việt Trường | ||
Hội đồng nhân dân | 55 đại biểu [3] | ||
Chủ tịch HĐND | Phạm Văn Hiểu | ||
Chủ tịch UBMTTQ | Nguyễn Trung Nhân | ||
Chánh án TAND | Thái Quang Hải | ||
Viện trưởng VKSND | Huỳnh Văn Ri | ||
Bí thư Thành ủy | Nguyễn Văn Hiếu | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°01′57″B 105°47′03″Đ | |||
|
|||
Diện tích | 1.440 km²[4][5]:90 | ||
Dân số (2024) | |||
Tổng cộng | 1.507.187 người[6]:93 | ||
Thành thị | 994.704 người (70,5%)[5]:99 | ||
Nông thôn | 513.483 người (29,5%)[5]:101 | ||
Mật độ | 1.046 người/km²[5]:90 | ||
Dân tộc | Kinh, Hoa, Khmer,... | ||
Kinh tế (2022) | |||
GRDP | 107.695 tỉ đồng (4,68 tỉ USD) | ||
GRDP đầu người | 94.5 triệu đồng (3851.64 USD) | ||
Khác | |||
Mã địa lý | VN-CT | ||
Mã hành chính | 92[7] | ||
Mã bưu chính | 90xxxx | ||
Mã điện thoại | 292 | ||
Biển số xe | 65 | ||
Website | cantho.gov.vn | ||
Cần Thơ (Chữ Nôm: 芹苴) là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Đây là thành phố sầm uất và phát triển nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của cả vùng. Cần Thơ hiện là đô thị loại I, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia.
Năm 2019, Cần Thơ là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 24 về số dân, Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP xếp thứ 12 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 11 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 40 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.252.348 người dân năm 2022,[8] GRDP đạt 117.500 tỉ Đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 94,5 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,50%.[9] Năm 2020 GRDP tăng 1,02%[10], GRDP bình quân đầu người ước đạt 94,45 triệu đồng/năm, theo kế hoạch là 97,2 triệu đồng/năm.[11]
Thành phố nằm bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính.[12] Cần Thơ là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một đô thị miền sông nước. Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích vườn cây ăn trái và đồng ruộng rộng lớn, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, y tế và văn hóa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Và sẽ trở thành một thành phố phát triển khá ở khu vực Đông Nam Á.
[sửa | sửa mã nguồn]
Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm. Trong Gia Định thành thông chí có chép địa danh Cần Thơ bằng chữ Hán Nôm là 芹苴 . Người nghiên cứu không nên vội vàng kết luận "Cần Thơ" là một địa danh gốc Việt và vội vàng tìm hiểu của hai chữ Hán Nôm "Cần - 芹" và "Thơ - 苴". Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hoá, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer ត្រី កន្ធរ /trei kantho/, nghĩa là cá sặc rằn hay cá sặc bổi, người Bến Tre gọi là cá "lò tho".
Nếu vào thời Nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Cần Thơ có tên là Phong Phú thì đến thời Việt Nam Cộng hòa, vùng đất này lại mang tên một địa danh mới lạ hoàn toàn và chưa bao giờ xuất hiện trước đó - Phong Dinh.
Cần Thơ còn được biết đến với tên gọi không chính thức là Tây Đô, nghĩa là "thành phố lớn của miền Tây". Về mặt Hán tự, Tây 西 nghĩa là phía Tây và Đô 都 nghĩa là thành phố lớn.
[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Cần Thơ
Xem thêm: Hậu Giang (tỉnh cũ), Cần Thơ (tỉnh), và Hậu Giang
[sửa | sửa mã nguồn]
Vào năm Mậu Tý 1708, ông Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Vùng Cần Thơ lúc ấy vẫn chưa được tổ chức thành một đơn vị hành chính của Hà Tiên. Sau khi Mạc Cửu mất vào năm Ất Mão (1735), Mạc Thiên Tứ nối nghiệp cha, khai phá thêm vùng hữu ngạn sông Hậu. Năm Kỷ Mùi 1739, Mạc Thiên Tứ thành lập thêm 4 vùng đất mới ở phía hữu ngạn sông Hậu để sáp nhập vào đất Hà Tiên: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).
Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang, do Mạc Thiên Tích có công khai phá cùng thời với đất Cà Mau, Rạch Giá và Bắc Bạc Liêu. Sau đó cùng sáp nhập vào đất Hà Tiên. Mạc Thiên Tích đã sớm nhận thấy vị trí chiến lược của Trấn Giang - là hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên trong việc chống lại quân Xiêm và quân Chân Lạp - nên đã tập trung xây dựng nơi đây thành Thủ sở với các thế mạnh cả về quân sự lẫn kinh tế và văn hoá.
Năm 1771, quân Xiêm tấn công Hà Tiên nhưng không chiếm được Trấn Giang. Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kéo quân vào Nam đánh chiếm thành Gia Định, sau đó kéo xuống miền Tây và Trấn Giang. Sau trận Rạch Gầm – Xoài Mút (tháng 1 năm 1785), vào năm 1787, quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn miền Tây, Trấn Giang trở lại dưới quyền bảo hộ của Nhà Nguyễn. Suốt thập niên 70 của thế kỷ XVIII, Trấn Giang trở thành một cứ điểm quan trọng và phát triển mạnh trong bối cảnh lịch sử đầy xáo động.
Năm 1808, dưới triều vua Gia Long, đất Trấn Giang thuộc trấn Vĩnh Thanh (trước đó từng có tên là dinh Long Hồ, dinh Hoằng Trấn, Vĩnh Trấn), một trong 5 trấn của Gia Định bấy giờ là: Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên. Năm Quý Dậu 1814 (năm Gia Long thứ 12), huyện Vĩnh Định được thành lập. Vùng Cần Thơ thuộc huyện Vĩnh Định (Nam sông Hậu), trấn Vĩnh Thanh (có 2 huyện: Vĩnh An và Vĩnh Định), phủ Định Viễn. Huyện Vĩnh Định có vị trí địa lý: Đông giáp biển, Tây giáp Cao Miên, Nam giáp Hà Tiên, Bắc giáp huyện Vĩnh An và huyện Bình Minh. Vào thời Gia Long, huyện Vĩnh Định chưa chia tổng. Tổ chức hành chánh của huyện được chia thành 37 thôn.
Năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng, ngũ trấn được đổi thành lục tỉnh là Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Đất Cần Thơ ngày nay (tức Trấn Giang ngày xưa) được lập thành huyện Vĩnh Định và cắt về phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Do có nhiều cuộc nội loạn ở vùng Nam Bộ, đặc biệt là cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833–1835) nên thủ sở Trấn Giang vào thời Minh Mạng được tái thiết. Với tiềm năng kinh tế và vị trí địa lý của mình, thương mại Trấn Giang - Cần Thơ đã phát triển khá mạnh với chợ Sưu ở gần bến sông Cần Thơ, chợ Tân An liền hướng bến sông Bình Thủy và chợ Thới An Đông trên vùng gần cửa sông Ô Môn.
Vào năm Minh Mạng thứ 17 (Bính Thân 1836), địa bạ tỉnh An Giang (2 phủ, 4 huyện, 18 tổng, 161 thôn) được hoàn thành. Huyện Vĩnh Định có 4 tổng là Định An, Định Bảo, Định Khánh và Định Thới, phân cấp hành chánh cơ sở thành 30 thôn.
Năm 1839 (năm Minh Mạng thứ 20), huyện Vĩnh Định lại được đổi tên thành huyện Phong Phú, và cho huyện Phong Phú thuộc về phủ Tuy Biên (Châu Đốc), tỉnh An Giang. Huyện Phong Phú có 3 tổng và 31 thôn với huyện trị đặt tại thôn Tân An, ven bờ sông Cần Thơ.
Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội ở Nam Kỳ lục tỉnh. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) theo hoà ước nhượng bộ của Nhà Nguyễn vào năm 1862. Vào các ngày 20, 22 và 24 tháng 6 năm 1867, Pháp vi phạm hòa ước 1862, chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.[13]
[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 1 tháng 1 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ là Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú với vùng Bãi Sào (Sóc Trăng) lập thành quận đặt dưới sự cai trị của người Pháp, lập Toà Bố tại Sa Đéc. Hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành) đặt lỵ sở tại Sa Đéc gồm có 3 huyện: Vĩnh An, An Xuyên và Phong Phú.
Huyện Phong Phú có địa giới hành chính Bắc giáp phủ Tân Thạnh và phủ Lạc Hóa, Tây - Bắc giáp huyện Tây Xuyên, Đông - Nam giáp huyện Vĩnh Định, phía Nam có nhiều rừng tràm và hổ báo. Huyện Phong Phú được phân cấp hành chính cơ sở gồm 8 tổng (3 tổng cũ, 5 tổng mới phía Nam sông Hậu). Vào thời điểm này ở huyện Phong Phú có 5 chợ chính là: Cần Thơ, Ô Môn, Bình Thủy, Trà Niềng và Cái Răng.
Ngày 30 tháng 4 năm 1872, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định sáp nhập huyện Phong Phú với vùng Bắc Tràng (thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long trước đây) để lập thành một hạt, đặt Toà Bố tại Trà Ôn. Một năm sau, Tòa Bố từ Trà Ôn lại dời về Cái Răng.
Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang). Hạt Cần Thơ chia làm 11 tổng, 119 làng, dân số 53.910 người.
Năm 1899, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi thành quận. Tỉnh Cần Thơ được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy, tỉnh Cần Thơ là một trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.
Năm 1917, tỉnh Cần Thơ có diện tích 2.191 km², gồm 4 quận: Châu Thành, Phụng Hiệp, Ô Môn, Cầu Kè. Năm 1921 có thêm quận Trà Ôn. Tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ đặt tại làng Tân An thuộc quận Châu Thành.
Năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các thành phố Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho có Ủy ban thành phố, thị trưởng do chủ tỉnh bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Tuy nhiên sau này vẫn thường gọi là thị xã Cần Thơ.
Nghị định ngày 30 tháng 11 năm 1934 sắp xếp đất đai thị xã Cần Thơ thành 5 vùng và 1 vùng ngoại ô để thu thuế thổ trạch.
Từ năm 1876 đến năm 1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ dưới quyền kiểm soát của chính quyền Pháp không có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong thời gian chiến tranh Đông Dương, chính quyền kháng chiến của Việt Minh có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ. Năm 1947, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập thị xã Cần Thơ thuộc tỉnh Cần Thơ. Trong 2 năm 1948 và 1949, tỉnh Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt từ tỉnh Long Xuyên, nhận các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá từ tỉnh Rạch Giá vừa bị giải thể và nhận huyện Kế Sách từ tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, tỉnh Cần Thơ giao 2 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (gồm hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh ngày nay).
Thiết lập ách thống trị trên vùng đất này, thực dân Pháp chính thức hóa tên gọi Cần Thơ bằng những văn bản hành chính. Để dễ bề kiểm soát hoạt động của nhân dân từng tỉnh trong 3 tỉnh vừa chiếm được, Pháp còn đánh số, tỉnh Cần Thơ mang con số 19. Từ đó trở đi, các phương tiện giao thông (chủ yếu giao thông thủy) như thuyền, ghe của Cần Thơ đều phải gắn con số 19 trước mui. Ngay cả lính mã tà mỗi lần có việc di chuyển từ Cần Thơ sang tỉnh khác hoặc giải phạm nhân chống đối lên Sài Gòn đều gắn con số 19 vào cổ áo để dễ nhận diện lính của mỗi tỉnh thuộc đất nhượng địa.[14]
[sửa | sửa mã nguồn]
[sửa | sửa mã nguồn]
Dân số Cần Thơ[15] | |
---|---|
Năm | Dân số |
1954 | 42.000 |
1958 | 50.790 |
1965 | 77.690 |
1970 | 109.483 |
1972 | 170.931 |
1975 | 190.242 |
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ ở miền Nam có nhiều thay đổi. Ban đầu chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa ban đầu vẫn duy trì tên gọi tỉnh Cần Thơ cùng với thị xã Cần Thơ như thời Pháp thuộc.
Ngày 28 tháng 8 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Dụ số 50 về việc bãi bỏ quy chế thị xã. Theo quyết định này, bãi bỏ Dụ số 13 ban hành ngày 30 tháng 5 năm 1954 về quy chế thị xã. Những thị xã hiện đặt dưới quy chế trên, từ nay sẽ theo chế độ thôn xã, và được quản tri bởi một Ủy ban hành chính do tỉnh trường bồ nhiệm. Theo đó, tiến hành giải thể thị xã Cần Thơ vốn được lập nên trước đó, đồng thời địa bàn thị xã được chuyển thành xã Tân An trực thuộc tổng Định An, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143-NV để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng hòa gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Phong Dinh được thành lập do đổi tên từ tỉnh Cần Thơ. Tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh đặt tại Cần Thơ và vẫn giữ nguyên tên là "Cần Thơ", về mặt hành chánh thuộc xã Tân An, quận Châu Thành.
Năm 1957, tỉnh Phong Dinh có 5 quận: Châu Thành, Phụng Hiệp, Ô Môn, Long Mỹ và Kế Sách. Ngày 23 tháng 2 năm 1957, tỉnh Phong Dinh nhận quận Kế Sách từ tỉnh Ba Xuyên (tức tỉnh Sóc Trăng trước đó) quản lý. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau vào ngày 16 tháng 9 năm 1958, tỉnh Phong Dinh giao lại quận Kế Sách cho tỉnh Ba Xuyên. Ngày 16 tháng 9 năm 1958, quận Ô Môn đổi tên là quận Phong Phú. Ngày 18 tháng 3 năm 1960, tỉnh Phong Dinh lập thêm quận Đức Long trên cơ sở tách đất từ quận Long Mỹ. Ngày 24 tháng 12 năm 1961, hai quận Đức Long và Long Mỹ được bàn giao cho tỉnh Chương Thiện mới thành lập. Ngày 2 tháng 7 năm 1962, tỉnh Phong Dinh lập thêm 2 quận Khắc Trung và Khắc Nhơn. Ngày 20 tháng 4 năm 1964, đổi tên 2 quận Khắc Trung và Khắc Nhơn thành Thuận Trung và Thuận Nhơn. Ngày 26 tháng 5 năm 1966 lập thêm quận Phong Điền. Ngày 23 tháng 4 năm 1968, lại lập thêm quận Phong Thuận.
Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Thủ tướng chính quyền Việt Nam Cộng hòa Trần Thiện Khiêm ban hành Sắc lệnh số 115-SL/NV cải biến xã Tân An và các phần đất phụ cận (bao gồm xã Thuận Đức, ấp Lợi Nguyên thuộc xã An Bình và ấp Bình Nhựt thuộc xã Long Tuyền) thuộc quận Châu Thành, tỉnh Phong Dinh thành "thị xã Cần Thơ", là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh. Thị xã Cần Thơ là nơi đặt Bộ Tư lệnh Quân khu IV của quân đội Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến. Ngày 7 tháng 6 năm 1971, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 585-NĐ/NV thành lập tại thị xã Cần Thơ 2 quận lấy tên là quận 1 (quận Nhứt) và quận 2 (quận Nhì). Địa phận của 2 quận này được phân chia thành 8 khu phố trực thuộc, trong đó quận 1 gồm năm khu phố: An Lạc, An Cư, An Nghiệp, An Hòa, An Thới; quận 2 gồm ba khu phố: Hưng Lợi, Hưng Phú, Hưng Thạnh.
Ngày 22 tháng 8 năm 1972, Tổng trưởng Nội vụ chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại ban hành Nghị định số 553BNV/HCĐP/NĐ, đối các danh xưng "khu phố" của thị xã thành "phường". Từ đó cho đến năm 1975, thị xã Cần Thơ và tỉnh Phong Dinh là hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam Cộng hòa. Tỉnh Phong Dinh gồm 7 quận: Châu Thành, Phụng Hiệp, Phong Phú, Thuận Nhơn, Thuận Trung, Phong Điền, Phong Thuận.
[sửa | sửa mã nguồn]
Tuy nhiên phía chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Phong Dinh mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cần Thơ. Đồng thời, chính quyền Cách mạng vẫn duy trì thị xã Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ trong giai đoạn 1956–1969.
Địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ có thay đổi một phần. Tháng 11 năm 1954, huyện Long Mỹ và các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá giao trở lại cho tỉnh Rạch Giá. Huyện Kế Sách giao về tỉnh Sóc Trăng. Huyện Thốt Nốt giao về tỉnh Long Xuyên. Tỉnh Cần Thơ nhận lại 2 huyện Trà Ôn và Cầu Kè như cũ. Năm 1956, hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè đưa về tỉnh Vĩnh Long. Năm 1957, huyện Long Mỹ chuyển trở lại tỉnh Cần Thơ. Năm 1958, huyện Kế Sách chuyển về tỉnh Cần Thơ.
Năm 1963, huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh An Giang (trước năm 1956 là tỉnh Long Xuyên) lại được đưa về cho tỉnh Cần Thơ quản lý. Tháng 6 năm 1966, thành lập thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Tháng 10 năm 1966, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ được chia ra thành hai huyện là Châu Thành A và Châu Thành B. Cuối 1967 nhập lại là Châu Thành. Sau nhiều lần chia tách rồi sáp nhập Châu Thành Vòng Cung vào Châu Thành A, Châu Thành B nhập lại là huyện Châu Thành.
Năm 1969, chính quyền Cách mạng tách thị xã Cần Thơ khỏi tỉnh Cần Thơ và đặt thị xã trực thuộc Khu 9 (còn gọi là Khu Tây Nam Bộ). Năm 1971, thị xã Cần Thơ trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ. Tháng 8 năm 1972, Thường vụ Khu ủy Khu 9 của phía chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tách thị xã Cần Thơ ra khỏi tỉnh Cần Thơ, hình thành Thành phố Cần Thơ trực thuộc Khu 9, bao gồm thị xã Cần Thơ và 6 xã vùng ven thuộc các huyện Ô Môn, Châu Thành trước đó. Đồng thời, chính quyền Cách mạng vẫn duy trì các đơn vị hành chính cấp quận, phường và khóm bên dưới giống như phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho đến đầu năm 1976.
Như vậy cho đến năm 1976, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ là hai đơn vị hành chính ngang bằng nhau. Tỉnh Cần Thơ khi đó bao gồm các đơn vị hành chính trực thuộc: thị xã Vị Thanh, huyện Châu Thành, huyện Phụng Hiệp, huyện Ô Môn, huyện Long Mỹ, huyện Thốt Nốt và huyện Kế Sách.
[sửa | sửa mã nguồn]
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).
Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Cần Thơ (ngoại trừ huyện Thốt Nốt), tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.
Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cần Thơ (có cả huyện Thốt Nốt), tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh.
[sửa | sửa mã nguồn]
Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ để thành lập tỉnh mới với tên gọi là tỉnh Hậu Giang. Tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang lúc đó là thành phố Cần Thơ, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Hậu Giang.
Khi mới thành lập, tỉnh Hậu Giang gồm có thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng, thị xã Vị Thanh và 11 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu.
Đồng thời, quận 1 (quận Nhứt) và quận 2 (quận Nhì) cũng bị giải thể, các phường xã trực thuộc thành phố Cần Thơ và cũng có một vài sắp xếp, thay đổi nhỏ. Theo đó, nhập hai phường Hưng Phú và Hưng Thạnh (thuộc quận 2 cũ) thành phường Thạnh Phú; thành lập mới phường Bình Thủy gồm một phần nhỏ đất đai trước thuộc xã Long Tuyền và giải thể phường An Thới, nhập địa bàn vào phường mới này; tách đất hai phường An Hòa và An Cư (thuộc quận 1 cũ) để lập mới phường Cái Khế. Thành phố Cần Thơ ban đầu gồm 8 phường: An Cư, An Hòa, An Lạc, An Nghiệp, Bình Thủy, Cái Khế, Hưng Lợi, Thạnh Phú và 2 xã: An Bình, Long Tuyền.
Ngày 21 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 174-CP[16] về việc chia một số phường xã thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang như sau:
Sau này, các ấp Thới Thuận, Thới Hòa và Thới Ngươn của xã Thới An Đông được tách ra để thành lập mới phường Trà Nóc trực thuộc thành phố Cần Thơ. Đồng thời, toàn bộ phần còn lại của xã Thới An Đông cũng được sáp nhập vào thành phố Cần Thơ. Ngày 5 tháng 5 năm 1990, thành phố Cần Thơ được công nhận là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Cần Thơ có 7 đơn vị hành chính gồm: thành phố Cần Thơ và 6 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh, có diện tích tự nhiên 3.022,30 km² với số dân 1.614.350 người. Tỉnh lỵ: thành phố Cần Thơ.[17]
[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉnh Cần Thơ chính thức được tái lập và đi vào hoạt động trở lại từ tháng 4 năm 1992. Tỉnh Cần Thơ lúc đó bao gồm thành phố Cần Thơ và 6 huyện là Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh. Tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Ngày 1 tháng 7 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 45/1999/NĐ-CP[18] về việc thành lập thị xã Vị Thanh, đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy và thành lập các phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy, tỉnh Cần Thơ.
Ngày 6 tháng 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP[19] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để thành lập huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Cần Thơ. Theo đó, tái lập huyện Châu Thành A trên cơ sở 22.139 ha diện tích tự nhiên và 163.357 nhân khẩu của huyện Châu Thành. Từ đó cho đến cuối năm 2003, tỉnh Cần Thơ gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc: thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, huyện Ô Môn, huyện Thốt Nốt.
Thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ khi đó gồm 15 phường: An Cư, An Hòa, An Hội, An Lạc, An Nghiệp, An Phú, An Thới, Bình Thủy, Cái Khế, Hưng Lợi, Hưng Phú, Tân An, Thới Bình, Trà Nóc, Xuân Khánh và 7 xã: An Bình, Giai Xuân, Hưng Thạnh, Long Hòa, Long Tuyền, Mỹ Khánh, Thới An Đông.
[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11[1] về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang như sau:
Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2004. Đến ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP[20] về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc có 138.959,99 ha diện tích tự nhiên và 1.112.121 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính là 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt; có 67 đơn vị hành chính phường xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn.
Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP[21] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ. Sau khi thành lập các quận, huyện mới, thành phố Cần Thơ có 140.161,60 ha diện tích tự nhiên và 1.147.067 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và các huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh.
Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 889/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc trung ương.[2]
[sửa | sửa mã nguồn]
Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của sông Cửu Long và ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, và là thành phố nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 1877 km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách Rạch Giá gần 120 km, cách trung tâm thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) khoảng 264 km và cách biển Đông 75 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C), Cần Thơ có tọa độ địa lý 105°13'38" – 105°50'35" kinh độ Đông và 9°55'08" – 10°19'38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông Hậu, có vị trí địa lý:
Cần Thơ có các điểm cực sau:[22]
Diện tích nội thành là 53 km². Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.400.200 người, mật độ dân số tính đến 2015 là 995 người/km². Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ 4 của cả nước về diện tích và dân số, lớn thứ 5 về kinh tế, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mekong.[23]
Theo thống kê năm 2019, Cần Thơ có diện tích 1.439,2 km², dân số là 1.235.171 người, mật độ dân số đạt 885 người/km².[24]
Thống kê dân số 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Cần Thơ tăng 46.736 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn năm 2009 – 2019 là 0,39% cao hơn ĐBSCL 0,34 điểm phần trăm và thấp hơn cả nước là 0,75 điểm phần trăm. Như vậy dân số Cần Thơ cũng như ĐBSCL có tăng so với năm 2009 nhưng dân số tăng không đáng kể. Thể hiện dân số có sự dịch chuyển từ nông thôn về thành thị và từ miền Tây Nam Bộ về miền Đông Nam Bộ và Cần Thơ cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Trong 10 năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Từ năm 2009 đến năm 2019, dân số khu vực thành thị tăng 77.271 người chiếm 9,8% trong khi đó dân số ở khu vực nông thôn lại giảm 30.535 người chiếm 7,5% cho thấy sự đô thị hóa ở Cần Thơ diễn ra nhanh hơn ở cấp độ vùng và toàn quốc. Qua kết quả điều tra dân số tập trung ở khu vực thành thị là 860.393 người chiếm 69,66%; nông thôn là 374.778 người chiếm 30,34% trong khi đó cách đây 10 năm tỷ lệ này là 65,9% và 34,1% tăng tỷ lệ dân số thành thị 3,36 điểm phần trăm. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 71,5%.
Kết quả tổng điều tra 2019, cũng cho thấy Cần Thơ là thành phố có mật độ dân số cao (858 người/km²) so với các tỉnh thành khác trong cả nước đứng 12/63 và cao gấp 3 lần mật độ dân số toàn quốc (290 người/km²) cao gấp 2 lần mật độ dân số ĐBSCL (423 người/km²). Nhưng so với năm 2009 thì mật độ dân số tăng 10 người/km² trong khi đó ĐBSCL có xu hướng giảm 1 người/km². Quận Ninh Kiều là đơn vị hành chính đông dân số nhất với 280.494 người và huyện Vĩnh Thạnh có dân số ít nhất là 98.399 người. Cần Thơ có mật độ dân số 858 người/km2, cao gấp 3 lần mật độ dân số toàn quốc và đứng thứ 12/63 tỉnh, thành cả nước. Ở khu vực thành thị, dân số vẫn tập trung chủ yếu tại quận Ninh Kiều với 9.596 người/km2, tăng 1.256 người/km2 so năm 2009. Tuy nhiên, quận Ô Môn giảm 8 người/km2 và Thốt Nốt giảm 24 người/km2. Ở khu vực nông thôn, dân số các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai đều giảm. Và trong những năm gần đây do sự phát triển với tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh mà thành phố này đang phải đối mặt nhiều vấn đề của 1 đô thị như: Ùn tắc giao thông, tình trạng hư hỏng xuống cấp ở một số tuyến đường có mật độ giao thông lớn, triều cường và ngập nghẹt mỗi khi trời mưa, ô nhiễm không khí, kênh rạch, thiếu mật độ cây xanh, gia tăng mật độ dân số khá cao gây nên sự quá tải ở khu vực trung tâm thành phố như quận Ninh Kiều và mật độ giảm dần ở các quận vùng ven thành phố như Quận Ô Môn và Quận Thốt Nốt.
[sửa | sửa mã nguồn]
ẩnDữ liệu khí hậu của Cần Thơ | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 34.2 (93.6) |
35.2 (95.4) |
38.5 (101.3) |
40.0 (104.0) |
38.3 (100.9) |
37.3 (99.1) |
36.8 (98.2) |
35.5 (95.9) |
34.8 (94.6) |
35.8 (96.4) |
34.2 (93.6) |
34.0 (93.2) |
40.0 (104.0) |
Trung bình ngày tối đa °C (°F) | 30.0 (86.0) |
30.9 (87.6) |
32.5 (90.5) |
33.4 (92.1) |
32.9 (91.2) |
31.6 (88.9) |
31.1 (88.0) |
30.7 (87.3) |
30.7 (87.3) |
30.5 (86.9) |
30.2 (86.4) |
29.3 (84.7) |
31.1 (88.0) |
Trung bình ngày °C (°F) | 25.2 (77.4) |
25.9 (78.6) |
27.1 (80.8) |
28.3 (82.9) |
27.7 (81.9) |
27.0 (80.6) |
26.7 (80.1) |
26.6 (79.9) |
26.6 (79.9) |
26.7 (80.1) |
26.6 (79.9) |
25.4 (77.7) |
26.6 (79.9) |
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) | 22.1 (71.8) |
22.6 (72.7) |
23.7 (74.7) |
24.9 (76.8) |
25.0 (77.0) |
24.5 (76.1) |
24.3 (75.7) |
24.2 (75.6) |
24.3 (75.7) |
24.3 (75.7) |
24.1 (75.4) |
22.6 (72.7) |
23.9 (75.0) |
Thấp kỉ lục °C (°F) | 14.8 (58.6) |
17.3 (63.1) |
17.5 (63.5) |
19.2 (66.6) |
18.7 (65.7) |
19.0 (66.2) |
19.5 (67.1) |
19.7 (67.5) |
17.8 (64.0) |
18.7 (65.7) |
17.5 (63.5) |
16.5 (61.7) |
14.8 (58.6) |
Lượng mưa trung bình mm (inches) | 9 (0.4) |
2 (0.1) |
8 (0.3) |
40 (1.6) |
298 (11.7) |
230 (9.1) |
256 (10.1) |
255 (10.0) |
365 (14.4) |
398 (15.7) |
197 (7.8) |
88 (3.5) |
2.146 (84.5) |
Số ngày mưa trung bình | 1.8 | 0.7 | 1.7 | 5.6 | 16.1 | 20.5 | 21.7 | 22.3 | 22.9 | 22.2 | 14.2 | 6.3 | 155.8 |
Độ ẩm tương đối trung bình (%) | 81.6 | 80.1 | 78.3 | 79.3 | 84.3 | 87.0 | 86.7 | 87.5 | 87.9 | 87.1 | 84.9 | 82.8 | 84.0 |
Số giờ nắng trung bình tháng | 257 | 246 | 287 | 262 | 212 | 176 | 181 | 175 | 164 | 177 | 195 | 228 | 2.561 |
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[25] |
[sửa | sửa mã nguồn]
Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Cửu Long bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là Địa hình ven sông Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu.
Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài dao động từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2 h, lượng mưa trung bình năm đạt 2000 mm. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.
Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.
Cần Thơ có sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m³/s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nước biển.
Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô Môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.
Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là sông Bình Thủy, sông Trà Nóc, sông Ô Môn, sông Thốt Nốt, kênh Thơm Rơm và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt 2 mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
[sửa | sửa mã nguồn]
[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 5 quận và 4 huyện với 83 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 thị trấn, 42 phường và 36 xã[26] (chia thành 630 khu vực, khóm, ấp).
Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ |
|
|||||||
Nhân Viên Kinh Doanh Phần Mềm MARKETING MOMA
Thành phố Hà Nội
7 - 10 triệu
Tuyển dụng Thực Tập Sinh Marketing Online tại Moma.vn
Thành phố Hà Nội
1 - 3 triệu
Tuyển dụng Thực Tập Sinh Nhân Sự Online tại Tiva.vn
Thành phố Hà Nội
1 - 3 triệu
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH LƯƠNG CỨNG 8-15 TRIỆU ĐI LÀM NGAY
10 -15 triệu
[Q1,2,7-HCM] Tuyển Kỹ thuật viên Body/foot/facial/nail/salon
Thành phố Hồ Chí Minh
15 - 20 triệu
Tuyển nhân viên trực fanpage – Hệ thống thời trang Magonn
Tuyển nhân viên phục vụ -MẸT Vietnamese Restaurant & Vegetarian
Tuyển nhân viên phục vụ – Nhà hàng mô hình bia tươi
Tuyển nhân viên phục vụ – Nhà hàng Phở 100