Hãy tập trung vào những phản hồi mang tính tích cực và xây dựng
Như bạn có thể đoán, đây là một trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng luôn muốn biết khi phỏng vấn một ứng viên chuyển việc. Điều gì đã khiến bạn muốn ra đi? Ý nghĩa đằng sau của câu hỏi này được đặt ra trước tiên bởi vì nhà quản lý muốn xác định sự kiện nào đã dẫn đến quyết định thay đổi công việc. Chẳng hạn như mâu thuẫn với người quản lý cũ hoặc đồng nghiệp hay những bất cập trong công việc cũ… Từ đó, họ có thể đánh giá và xem xét hoàn cảnh và tính chất đặc thù của vị trí mới cần tuyển dụng có phù hợp với bạn không.
Hãy nhớ rằng, một trong những mục tiêu quan trọng của công ty là giữ chân nhân sự có năng lực và phẩm chất tốt. Thế nên, những phản hồi mang tính tích cực và đặt trọng tâm vào công việc, cho con đường sự nghiệp đã được vạch rõ sẽ giúp bạn có một điểm cộng cho câu hỏi này.
Các nhà quản lý cũng luôn muốn đánh giá được trình độ và kinh nghiệm làm việc của nhân viên mới. Và câu hỏi này là một cách tuyệt vời để xác định điều đó. Ở một vài ngành nghề đặc thù như chăm sóc khách hàng, nhà hàng, khách sạn, kỹ thuật… nhà tuyển dụng thậm chí có thể đưa ra một vài tình huống giả định cụ thể để kiểm tra tư duy và cách xử trí tình huống thực tế của ứng viên.
Hãy chuẩn bị sẵn sàng kiến thức chuyên môn và tham khảo thêm về quy mô, văn hóa doanh nghiệp của công ty từ những mối quan hệ bạn có thể tận dụng được để có câu trả lời phù hợp. Sự tìm tòi, hiểu biết thấu đáo về ngành nghề, hay công ty ứng tuyển không bao giờ là dư thừa đối với ứng viên.
Đừng biến buổi phỏng vấn thành buổi than phiền về sếp cũ
Mối quan hệ công việc của bạn với sếp cũ sẽ một phần phản ánh được kỹ năng giao tiếp và sự khéo léo trong công việc hàng ngày của bạn. Nhà tuyển dụng có thể đặt những câu hỏi tương tự như: Bạn cảm thấy thế nào về phong cách quản lý của cấp trên cũ? Bạn có điều gì yêu thích hoặc chưa hài lòng về họ?
Hãy chuẩn bị để cung cấp một số giải pháp gợi ý có thể cải thiện nếu câu trả lời của bạn có phần nghiên về chưa hài lòng. Chắc chắn việc nói quá nhiều điều tiêu cực về người quản lý cũ của bạn trong buổi phỏng vấn xin việc mới là điều không nên làm. Tuy nhiên, những phản hồi trung thực, xác đáng và mang tính xây dựng là cần thiết. Chỉ cần nhớ rằng bạn không biến cuộc phỏng vấn thành một buổi than phiền về người quản lý cũ.
Tất nhiên, bạn không cần phải chia sẻ tất cả suy nghĩ của mình về vị trí mà bạn hướng tới. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị để đón nhận một vài câu hỏi về công việc và công ty mới. Những nhà tuyển dụng đơn giản chỉ muốn có được ý tưởng về lợi thế của họ so với các đối thủ cạnh tranh nhân lực.
Có thể mức lương tại công việc mới tốt hơn hoặc một điều gì đó về văn hóa công ty thực sự hấp dẫn bạn. Dù đó là gì đi nữa, việc chia sẻ thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng của bạn ngày càng hoàn thiện và có những chính sách thu hút, trọng đãi nhân lực nói chung và chính bạn tốt hơn trong tương lai.
|
|||||||
Nhân Viên Kinh Doanh Phần Mềm MARKETING MOMA
Thành phố Hà Nội
7 - 10 triệu
Tuyển dụng Thực Tập Sinh Marketing Online tại Moma.vn
Thành phố Hà Nội
1 - 3 triệu
Tuyển dụng Thực Tập Sinh Nhân Sự Online tại Tiva.vn
Thành phố Hà Nội
1 - 3 triệu
TUYÊN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH LƯƠNG CỨNG 8-15 TRIỆU ĐI LÀM NGAY
10 -15 triệu
[Q1,2,7-HCM] Tuyển Kỹ thuật viên Body/foot/facial/nail/salon
Thành phố Hồ Chí Minh
15 - 20 triệu
Tuyển nhân viên trực fanpage – Hệ thống thời trang Magonn
Tuyển nhân viên phục vụ -MẸT Vietnamese Restaurant & Vegetarian
Tuyển nhân viên phục vụ – Nhà hàng mô hình bia tươi
Tuyển nhân viên phục vụ – Nhà hàng Phở 100