Những vấn đề nhỏ nhất như bãi đỗ xe ở đâu, cấu trúc tòa nhà ra sao, cách đăng ký bảo hiểm y tế như thế nào, những quy định và chính sách chung của công ty nên được phổ biến nhân viên đầu tiên. Bên cạnh đó, bạn có thể lưu ý tới những nhân viên mới về ngôn ngữ công sở, đặc biệt là đối với những nhân viên trẻ thì điều này cực kỳ quan trọng, giúp học nhanh chóng hòa nhập với mọi người.
Bạn không nên để nhân viên mới thường xuyên rơi vào các tình huống khó xử, bối rối trước đồng nghiệp như: ” Xin lỗi anh, em là nhân viên mới, anh có thể cho em hỏi ABCX nghĩa là gì không ạ?”
Nhân viên cảm thấy không thoải mái trong ngày đầu đi làm, họ càng cảm giác như mình lần đầu tiên tới nhà một người bạn không mấy thân, làm gì cũng e dè.
Trong năm làm việc đầu tiên, bạn nên chú ý đưa nhân viên mới trở thành một phần của những gì đang diễn ra.
Ở các mốc thời gian quan trọng như ba, sáu hay chín tháng, người chịu trách nhiệm quản lí trực tiếp hoặc bộ phận tuyển dụng nên có các cuộc trò chuyện với nhân viên về những định hướng và thương hiệu của công ty, đồng thời cho họ thấy một cách rõ ràng cách họ sẽ được đánh giá, khen thưởng, công nhận như thế nào và những cơ hội phát triển nghề nghiệp mà họ sẽ có được. Ngoài ra, sếp cũng có thể tạo cơ hội để các nhân viên cũ tiếp cận và chia sẻ cùng nhân viên mới để họ không cảm thấy lạc lõng.
Một nhân viên mới khi vượt qua các vòng thi và được tuyển vào công ty, chắc chắn họ đã sở hữu những năng lực và kỹ năng nhất định, thậm chí vượt trội hơn những ứng viên khác, nhưng không có nghĩa là họ biết tất cả mọi thứ khi bắt tay vào công việc mới.
Mỗi doanh nghiệp, công ty có một quy trình làm việc khác nhau, việc nhân viên mới chưa được giới thiệu, đào tạo bài bản về công việc sắp đảm nhận khiến họ phần nào cảm thấy lạ lẫm, bối rối chẳng khác nào những thực tập sinh. Thêm vào đó, nhân viên mới cũng sẽ cảm thấy khó xử khi lỡ mắc phải những lỗi lầm nhỏ, đôi khi vô tình kể lể, biện minh để đồng nghiệp không nghi ngờ khả năng của họ.
Điều này vô tình khiến nhân viên mới cảm thấy mệt mỏi, áp lực ngay từ những ngày đầu tiên đi làm.
Để tránh việc này xảy ra, ngay ngày đầu tiên, hãy cho họ bản mô tả công việc rõ ràng nhất, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn, chỉ ra những công cụ hỗ trợ công việc mà công ty bạn có thể cung cấp. Thêm vào đó, hàng tuần bạn cũng có thể tổ chức những buổi training nhỏ để đánh giá năng lực cũng như đảm bảo nhân viên mới có cơ hội mang lại cho bạn những đóng góp càng sớm càng tốt.
Bạn nên đặt cho nhân viên những mục tiêu phù hợp bởi đây là cơ hội để bạn chia sẻ những kỳ vọng của mình dành cho họ.
Trên thực tế, có tới hơn một nửa số công ty không hề đặt ra bất kỳ mục tiêu ngắn hạn nào cho nhân viên mới. Bạn nên dừng ngay việc này lại. Trước hết, hãy đặt ra những mục tiêu mà bạn cho rằng nhân viên mới có đủ khả năng để đạt được, nếu mọi việc suôn sẻ, bạn có thể tăng dần những kì vọng của bạn dành cho họ.
Thông qua cách này, nhân viên mới sẽ nghĩ rằng họ đang nhận được sự quan tâm và tin tưởng, họ cũng sẽ hiểu rằng bạn đang “mở đường” cho cơ hội phát triển sự nghiệp của mình, từ đó muốn gắn bó lâu dài với công ty hơn.
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội cho chính bạn để có thể quan sát và nhận thấy những “lỗ hổng” về mặt kĩ năng, kiến thức của nhân viên và có những chia sẻ, hoặc lấy đó làm định hướng cho các chương trình đào tạo của công ty mình.
Trong một nghiên cứu gần đây, các chuyên gia rằng, có tới 40% người trưởng thành cảm thấy cô đơn, và khó hoà nhập với mọi người xung quanh. Điều này tương tự với hầu hết những nhân viên mới khi bắt đầu làm việc tại một nơi toàn người lạ. Và tất nhiên, khi không hòa nhập được, những nhân viên mới này sẽ có khả năng nghỉ việc lớn hơn.
Để khắc phục tình trạng trên, nhà quản lý hoặc các chuyên gia nhân sự nên tạo ra càng nhiều mối quan hệ cho nhân viên mới càng tốt. Một nhân viên thường phải làm việc trực tiếp với khách hàng, sếp, đồng nghiệp,… Tất cả những cuộc gặp giữa họ với đối tác, đồng nghiệp có thể chỉ diễn ra trong vòng bốn mươi lăm phút hay một tiếng tại một quán café, hoặc cùng ăn trưa với nhau nhưng đây lại là cơ hội cho họ mở rộng mối quan hệ cũng như học hỏi từ nhiều người khác, từ đó cảm thấy công việc họ đang làm mang lại những niềm vui hoặc giá trị nhất định.
Để có thể giữ chân những nhân viên giỏi giang mà bạn đã mất quá nhiều thời gian và công sức để tuyển được, hãy chắc chắn bạn tạo được hứng khởi và khơi gợi được niềm yêu thích dành cho công việc và công ty từ họ, nhất là trong năm đầu tiên.
50% là con số được các chuyên gia nhấn mạnh nếu bạn thực hiện được những giải pháp trên, tỷ lệ giữ chân nhân tài có thể tăng đến mức này. Nếu bạn muốn doanh nghiệp và công ty của mình trở thành lựa chọn tốt nhất của các ứng viên, bạn hãy đảm bảo mang tới cho họ cái nhìn đầy đủ nhất về tổ chức , cơ hội nghề nghiệp và các giá trị được tạo ra bởi công việc mà họ sẽ làm.
| |||||||