Trung tâm Phát triển và Hội nhập (tên tiếng Anh là Center for Development and Integration – CDI) là một tổ chức Phi chính phủ, Phi lợi nhuận của Việt Nam, trực thuộc Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC), được chứng nhận đăng ký hoạt động vào tháng 8 năm 2005 theo Giấy chứng nhận số A – 399 của Bộ Khoa học và Công nghệ. CDI hoạt động vì quyền của các nhóm yếu thế để xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trong các chủ đề hoạt động của CDI, Quyền Lao động là một trong những trọng tâm ưu tiên và đã được CDI bắt đầu thực hiện từ những năm 2010 với những hoạt động ban đầu là truyền thông, nâng cao năng lực cho công nhân tại các khu nhà trọ về kiến thức pháp luật, kĩ năng sống và tư vấn pháp luật lao động cho NLĐ di cư làm việc tại các KCN. Trong giai đoạn tiếp theo, các hoạt động can thiệp tiếp tục được mở rộng, nhằm cải thiện điều kiện sống, tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện làm việc của NLĐ.
Trong quá trình làm việc với NLĐ, CDI nhận thấy nhu cầu của công nhân là muốn biết được mức độ điều kiện làm việc của họ như thế nào, có liên quan gì tới các bệnh nghề nghiệp không; đồng thời từ phía CDI, cũng nhận thấy rằng để có thể hỗ trợ và thúc đẩy NLĐ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, thì cần có được càng nhiều ''tiếng nói'' của NLĐ càng tốt, và tốt hơn nữa nếu có thể có được những thông tin này liên tục và trong dài hạn. Những dữ liệu này sẽ rất có giá trị trong các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp, nghiên cứu và vận động chính sách để NLĐ trong từng ngành Dệt may và Điện tử có điều kiện làm việc tốt hơn, và Doanh nghiệp cũng thực hành kinh doanh có trách nhiệm hơn.
Từ năm 2017 đến năm 2021, với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức Oxfam tại Việt Nam CDI đã xây dựng và phát triển một ứng dụng điện thoại có tên là WE CHECK. Ứng dụng được thiết kế để NLĐ có thể tự giám sát điều kiện làm việc của họ, xác định khoảng trống giữa thực hành của nhà máy so với các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản và các quy định pháp luật lao động của Việt Nam và chủ động chia sẻ vấn đề tới các bên liên quan nhằm cải thiện điều kiện làm việc tại nhà máy. Về lâu dài, dữ liệu đánh giá theo thời gian của người dùng app sẽ được cân nhắc để xây dựng các khuyến nghị, vận động chính sách hướng tới cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn trong các ngành điện tử, dệt may. Quý 4 năm 2021, CDI đã tiến hành thử nghiệm đánh giá điều kiện làm việc của NLĐ thông qua ứng dụng này. Có hơn 500 lượt tải ứng dụng, trong đó có 378 NLĐ đến từ 71 nhà máy điện tử và dệt may tham gia đánh giá. Kết quả sử dụng ứng dụng nhận được sự quan tâm của nhiều bên liên quan, bao gồm Công đoàn Dệt may, Viện Công nhân Công đoàn, các tổ chức xã hội và các nhà nghiên cứu về chủ đề lao động. Trải qua giai đoạn thử nghiệm ứng dụng, nhiều phản hồi của người dùng về trải nghiệm thực tế, những điểm cần cải tiến/ nâng cấp đối với ứng dụng đã được ghi nhận và được CDI nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp cải thiện. Phiên bản nâng cấp ứng dụng được hoàn thiện và đăng tải lên các cửa hàng ứng dụng vào cuối tháng 3 năm 2023.
Nhằm xây dựng năng lực cho đội ngũ công nhân nòng cốt để hiểu và lan tỏa thông tin về ứng dụng, CDI có nhu cầu tuyển dụng 01 tư vấn đảm nhận các công việc được mô tả dưới đây.
Công nhân nòng cốt tại các địa bàn dự án, đặc biệt là công nhân điện tử:
Nhiệm vụ:
Hoạt động |
Mô tả nhiệm vụ |
1. Xây dựng bộ tài liệu đào tạo và hướng dẫn, hỗ trợ người lao động sử dụng WE CHECK |
- Xây dựng chương trình và thiết kế nội dung, công cụ đào tạo phù hợp với đối tượng công nhân nòng cốt để đạt được mục tiêu đề ra Bộ tài liệu bao gồm 2 nội dung: + Đào tạo công nhân nòng cốt về sử dụng ứng dụng trong giám sát điều kiện làm việc của họ + Phương pháp và kỹ năng giới thiệu, hướng dẫn cách thức sử dụng và giải đáp thắc mắc của người lao động trong quá trình sử dụng ứng dụng |
2. Đào tạo nhóm nhỏ công nhân nòng cốt về sử dụng ứng dụng nhằm giám sát điều kiện làm việc của họ |
- Tham gia và trực tiếp đào tạo cho các nhóm công nhân nòng cốt tại từng địa bàn dự án. Kế hoạch sẽ được CDI thống nhất với tư vấn. - Đánh giá chất lượng đào tạo - Viết báo cáo kết quả thực hiện công việc |
3. Hướng dẫn và hỗ trợ nhóm công nhân nòng cốt sau đào tạo (coaching) |
- Theo dõi kết quả đào tạo - Tiếp tục hướng dẫn và hỗ trợ nhóm công nhân nòng cốt sau đào tạo để thực hiện hiệu quả việc lan tỏa thông tin, hướng dẫn cách sử dụng và giải đáp thắc mắc của NLĐ trong quá trình sử dụng ứng dụng - Thường xuyên cập nhật tiến độ và các vấn đề phát sinh cho CDI - Viết báo cáo kết quả thực hiện công việc |
Yêu cầu:
Do tư vấn đề xuất, đảm bảo không vượt quá ngân sách dự án đã được phê duyệt.
Hồ sơ ứng tuyển xin gửi về chị Nguyễn Thị Chung, cán bộ dự án, Trung tâm Phát triển và Hội nhập
Email chung.nguyenthi@cdivietnam.org, điện thoại: 0327.621.637
Dateline: Muộn nhất ngày 15/03/2023.
Địa điểm làm việc:
- Hà Nội.
Lương : 7 - 10 triệu Số lượng : 3 Đi làm : 0 134
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 1 - 3 triệu Số lượng : 100 Đi làm : 0 98
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 1 - 3 triệu Số lượng : 100 Đi làm : 0 125
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 10 -15 triệu Số lượng : 99 Đi làm : 0 226
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 15 - 20 triệu Số lượng : 1000 Đi làm : 0 558
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Mức lương: 15 - 20 triệu
Lượt xem: 558
Số lượng cần tuyển : 1000
Số lượng ứng tuyển : 1
Số lượng đã đi làm : Đang cập nhật
Đánh giá nhà tuyển dụng Trung tâm Phát triển và Hội nhập