Trung tâm Phát triển và Hội nhập (tên tiếng Anh là Center for Development and Integration – CDI) là một tổ chức Phi chính phủ, Phi lợi nhuận của Việt Nam, trực thuộc Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC), được chứng nhận đăng ký hoạt động vào tháng 8 năm 2005 theo
Giấy chứng nhận số A – 399 của Bộ Khoa học và Công nghệ. CDI hoạt động vì quyền của các nhóm yếu thế để xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trong các chủ đề hoạt động của CDI, Quyền Lao động là một trong những trọng tâm ưu tiên và đã được CDI bắt đầu thực hiện từ những năm 2010 với những hoạt động ban đầu là truyền thông, nâng cao năng lực cho công nhân tại các khu nhà trọ về kiến thức pháp luật, kĩ năng sống và tư vấn pháp luật lao động cho NLĐ di cư làm việc tại các KCN tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Đồng Nai và Vĩnh Phúc. Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với các hoạt động vừa nêu, các hoạt động nhằm cải thiện điều kiện sống, tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện làm việc của NLĐ được CDI chú trọng.
Trong giai đoạn 2017-2021, với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức Oxfam tại Việt Nam, CDI đã xây dựng và phát triển một ứng dụng trên điện thoại di động có tên là WE CHECK nhằm hỗ trợ
đánh giá điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho NLĐ nói chung, đặc biệt là NLĐ làm việc trong các ngành điện tử và dệt may nói riêng. Ứng dụng được thiết kế để NLĐ có thể tự đánh giá và giám sát điều kiện làm việc của họ, từ đó xác định khoảng trống giữa thực hành của nhà máy so với các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản và các quy định pháp luật lao động của Việt Nam. Quý 4 năm 2021, CDI đã hỗ trợ người lao động tiến hành thử nghiệm đánh giá điều kiện làm việc thông qua ứng dụng này lần đầu tiên. Có hơn 500 lượt tải ứng dụng từ nền tảng Android, trong đó có 378 NLĐ đến từ 71 nhà máy điện tử và dệt may tham gia đánh giá. Kết quả ban đầu cho thấy từ góc nhìn của NLĐ: (1) tất cả 8 tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản đều chưa được nhà máy thực hiện đầy đủ; (2) Các nhà máy có NLĐ tham gia đánh giá có điểm tuân thủ thấp đối với các tiêu chuẩn về thời gian làm việc hợp lý, quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể. Trong khi đó điểm tuân thủ về tiêu chuẩn không sử dụng lao động trẻ em được thực hiện tương đối đầy đủ nhất; (3) Ngành dệt may có mức điểm tuân thủ ở tất cả các tiêu chuần cao hơn so với điểm tương ứng trong ngành điện tử. Những kết quả này nhận được sự quan tâm của các bên liên quan, bao gồm Công đoàn Dệt may, Viện Công nhân Công đoàn, các tổ chức xã hội và các nhà nghiên cứu về chủ đề lao động. Về lâu dài, dữ liệu đánh giá theo thời gian của người dùng app sẽ được cân nhắc để xây dựng các khuyến nghị, vận động chính sách hướng tới cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn trong các ngành điện tử, dệt may.
.
Trải qua giai đoạn thử nghiệm ứng dụng, CDI đã ghi nhận nhiều phản hồi của người dùng về trải nghiệm thực tế của họ, cùng những ý kiến góp ý của chuyên gia, những người quan tâm đến ứng dụng. Bên cạnh đó, CDI cũng nhận thấy cần phải có những cải tiến, nâng cấp đối với ứng dụng trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng và mong đợi của các bên liên quan khác, CDI cần tuyển dụng 01 đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển, nâng cấp ứng dụng WE CHECK trong năm 2022.
Là công cụ giúp ích cho NLĐ nói chung và NLĐ đang làm việc trong các ngành điện tử, may mặc nói riêng có thể tự nhận diện, theo dõi và giám sát các vấn đề về điều kiện làm việc; theo dõi tình trạng sức khỏe theo thời gian, phát hiện sớm bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Thông qua các gợi ý ứng dụng đưa ra, tự bản thân NLĐ có thể chủ động tìm kiếm các hỗ trợ khác nhau để cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động.
Từ kết quả tự đánh giá điều kiện làm việc và sức khỏe nghề nghiệp của NLĐ, các bên liên quan có thể xác định các rủi ro có thể xảy ra tại nơi làm việc, đồng thời xác định khoảng trống (nếu có) giữa chính sách và thực hành của doanh nghiệp, của ngành so với các tiêu chuẩn lao động quốc tế và pháp luật lao động trong nước, từ đó đưa ra các kế hoạch, giải pháp để phòng tránh, giảm thiểu
rủi ro, hay điều chỉnh chính sách, thực hành nhằm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao sức khỏe cho NLĐ.
5. Sản phẩm
Do tư vấn đề xuất, đã bao gồm thuế TNCN./.
8. Thông tin liên hệ
Hồ sơ dự tuyển vui lòng gửi tới bà Ngô Thị Trang – Cán bộ Dự án, CDI
Email: trang.ngothi@cdivietnam.org
Số điện thoại: 0377 826 183
Hạn cuối nhận hồ sơ dự tuyển: Ngày 08/07/2022
Địa điểm làm việc:
- 169 Nguyen Ngoc Vu, Cau Giay, Ha Noi.
Lương : 15 - 20 triệu Số lượng : 3 Đi làm : 0 202
229 Tây Sơn
Lương : Số lượng : 3 Đi làm : 0 143
229 Tây Sơn
Lương : Số lượng : 100 Đi làm : 0 14874
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Lương : Số lượng : 100 Đi làm : 0 234
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Lương : 5- 7 triệu Số lượng : 10 Đi làm : 0 283
Toàn B, Intracom Nhật Tân, Đông Anh, Hà Nội
Mức lương: 5- 7 triệu
Lượt xem: 283
Số lượng cần tuyển : 10
Số lượng ứng tuyển : 5
Số lượng đã đi làm : Đang cập nhật
Đánh giá nhà tuyển dụng Trung tâm Phát triển và Hội nhập