1. Thông tin chung
Ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của đất nước và có đóng góp quan trọng vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngành dệt may hiện sử sử dụng khoảng 2,7 triệu lao động (khoảng 75% là phụ nữ) và hỗ trợ hàng triệu người khác thông qua các khoản tiền gửi về gia đình người lao động trên khắp đất nước. Tuy nhiên, ngành may mặc có một số thách thức về lao động, bao gồm luân chuyển lao động cao, phân biệt đối xử trên cơ sở giới, làm thêm giờ quá nhiều và lương thấp (CNV 2015; Do 2017; Do 2019). Việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động tại doanh nghiệp may mặc chưa đảm bảo. Kết quả từ chiến dịch thanh tra 152 doanh nghiệp may mặc có tổng số lao động dưới 1.000 người năm 2015 báo động tình trạng sai phạm ở mức bình quân 12 sai phạm/doanh nghiệp. Nổi bật nhất là các sai phạm liên quan đến huy động NLĐ làm thêm giờ quá mức (60/152 doanh nghiệp vi phạm), chưa trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ (112/152 doanh nghiệp vi phạm), không tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ mới vào làm việc hoặc huấn luyện không đầy đủ (87/152 doanh nghiệp vi phạm). Mới phát triển từ 5 đến 7 năm nay nhưng điện tử nhanh chóng trở thành ngành xuất khẩu lớn nhấ t cả nước, gấp 2,5 lần so với kim ngạch của ngành dệt may, trong đó phần lớn đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mặc dù là ngành công nghiệp mũi nhọn nhưng thực tế trìn hđộ sản xuất của ngành điện tử nước ta mới dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất, đa phần NLĐ làm việc trong các dây chuyền lắp ráp không mang lại nhiều giá trị gia tăng. Hơn một nửa số lao động trong ngành phải làm việc trong các điều kiện có tiếng ồn cao, vi khí hậu nóng, công việc lặp đi lặp lại và phải đứng suốt trong thời gian dài làm việc. Đáng chú ý hơn cả là NLĐ, đặc biệt là lao động nữ báo cáo có tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại (42%). Tình trạng sai phạm pháp luật lao động trong ngành điện tử có cải thiện hơn so với ngành dệt may, tuy nhiên vẫn ở mức báo động với bình quân 8,3 sai phạm/doanh nghiệp (Kết quả chiến dịch thanh tra ngành điện tử tại 216 doanh nghiệp năm 2017), tập trung vào không tổ chức huấn luyện ATVSLĐ hoặc huấn luyện không đầy đủ.
Trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy quyền và tiếng nói của lao động di cư, đặc biệt là lao động nữ, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội và điều kiện làm việc tốt hơn ở Bắc Ninh và Hải Dương” do Oxfam tài trợ, 1 ứng dụng điện thoại di động (mobile application) được phát triển nhằm hỗ trợ cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho NLĐ làm việc trong các ngành điện tử, dệt may. Ứng dụng tập trung ghi nhận các thông tin về điều kiện làm việc, tình trạng sức khỏe; hỗ trợ tư vấn pháp luật, tư vấn chăm sóc sức khỏe miễn phí; và cung cấp thông tin, gợi ý hướng dẫn tập luyện để NLĐ sử dụng khi cần. Bên cạnh đó, ứng dụng lồng ghép nội dung khảo sát quan trọng về điều kiện làm việc của NLĐ, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và nhìn nhận những tác động của đại dịch Covid-19 tới điều kiện làm việc của NLĐ.
Trong tháng 10 và 11/2021, ứng dụng đã được đăng tải thành công trên CH Play và được giới thiệu đến khoảng 500 NLĐ tại các địa bàn khác nhau. Dựa trên các kết quả đánh giá của NLĐ, 01 báo cáo nghiên cứu về điều kiện làm việc của NLĐ trong 2 ngành này sẽ được xây dựng, nhằm chia sẻ những phát hiện ban đầu, chuyển tải khuyến nghị đến các bên liên quan hướng tới cải thiện tốt hơn điều kiện làm việc cho NLĐ. Để đảm bảo mục tiêu đề ra, CDI cần tuyển 01 tư vấn viết báo cáo nghiên cứu.
2. Nhiệm vụ của tư vấn
a) Rà soát đề cương nghiên cứu, khung outline báo cáo đã được CDI xây dựng để điều chỉnh và hoàn thiện các nội dung còn thiếu
b) Desk study các báo cáo, tài liệu có liên quan
c) Rà soát các kết quả đã được phân tích bởi team CDI, bổ sung các phân tích sâu, mối quan hệ tương quan giữa các biến, phiên giải kết quả thu được và đưa ra thông điệp cho các phát hiện.
d) Viết báo cáo (full report) theo outline đã thống nhất
e) Cùng CDI chuẩn bị bài trình bày dạng powerpoint để chia sẻ tại Hội thảo giới thiệu app WECHECK và các phát hiện chính của đánh giá.
3. Thời gian thực hiện
Từ ngày 9/12 đến ngày 30/12/2021. Cụ thể:
- Ngày 15/12: Hoàn thiện đề cương nghiên cứu, tổng quan tài liệu, phân tích số liệu và chỉ ra các phát hiện ban đầu
- Ngày 19/12: Hoàn thiện bài trình bày dạng powerpoint về nghiên cứu và các phát hiện ban đầu thu được
- Ngày 30/12: Draft 1 Báo cáo đầy đủ
- Ngày 10/1: Draft 2 báo cáo đầy đủ
- Ngày 20/1: Gửi báo cáo hoàn thiện
4. Sản phẩm
- 01 đề cương nghiên cứu hoàn thiện với đầy đủ thông tin
- 01 báo cáo nghiên cứu (full report)
- 01 bài trình bày dạng powerpoint về nghiên cứu và các phát hiện ban đầu
5. Yêu cầu đối với tư vấn
- Quan tâm, am hiểu về các tiêu chuẩn lao động, các vấn đề của người lao động trong ngành điện tử, may mặc và các chủ đề có liên quan
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn lao động, điều kiện làm việc, theo dõi và đánh giá sức khỏe của người lao động
- Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
- Có tinh thần trách nhiệm cao, hỗ trợ kịp thời
6. Phí tư vấn: Theo đề xuất của tư vấn nhưng không vượt quá định mức đã được đơn vị tài trợ phê duyệt.
7. Liên hệ
Hồ sơ ứng tuyển bao gồm CV và phí tư vấn đề xuất xin gửi về chị Ngô Thị Trang, cán bộ dự án CDI
Email: trang.ngothi@cdivietnam.org, điện thoại: 0377826183
Hạn nộp hồ sơ muộn nhất: ngày 09/12/2021
Địa điểm làm việc:
- 169 Nguyen Ngoc Vu, Cau Giay, Ha Noi.
Lương : 7 - 10 triệu Số lượng : 3 Đi làm : 0 134
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 1 - 3 triệu Số lượng : 100 Đi làm : 0 98
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 1 - 3 triệu Số lượng : 100 Đi làm : 0 125
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 10 -15 triệu Số lượng : 99 Đi làm : 0 226
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 15 - 20 triệu Số lượng : 1000 Đi làm : 0 558
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Mức lương: 15 - 20 triệu
Lượt xem: 558
Số lượng cần tuyển : 1000
Số lượng ứng tuyển : 1
Số lượng đã đi làm : Đang cập nhật
Đánh giá nhà tuyển dụng Trung tâm Phát triển và Hội nhập