Tư vấn truyền thông thực hiện chiến dịch truyền thông "BÌNH ĐẲNG GIỚI- DŨNG CẢM VƯỢT QUA RÀO CẢN"

Trung tâm Phát triển và Hội nhập

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG

“BÌNH ĐẲNG GIỚI - DŨNG CẢM VƯỢT QUA RÀO CẢN”

  1. Thông tin chung

Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng may mặc, là một trong số năm nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới với phần lớn các sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. Ngành dệt may của Việt Nam có nhiều đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động, ước tính khoảng 2,7 triệu người, trong đó 75”% là lao động nữ. Tuy nhiên, ngành này còn tồn tại nhiều thách thức về lao động (CNV 2015; Do 2017; Do 2019).

Đạt được bình đẳng giới tại nơi làm việc là một thách thức lớn đối với ngành dệt may bởi có nhiều rào cản còn tồn tại. Cụ thể, lực lượng lao động sản xuất trong các nhà máy dệt may đa phần là phụ nữ, phần lớn trong số đó là những người trẻ nhập cư từ nông thôn, họ đến các khu vực đô thị hóa để tìm kiếm mức lương cao hơn và việc làm ổn định hơn. Theo nghiên cứu của ILO, thu nhập của phụ nữ trong lĩnh vực dệt may ở Việt Nam thấp hơn 17% so với nam giới, và có nguy cơ chỉ được trả lương chỉ bằng ½ so với nam giới, tức là thu nhập thấp hơn 2/3 mức lương trung bình. Mặc dù một phần đáng kể của chênh lệch lương có thể được giải thích bởi các yếu tố như tuổi tác, học vấn và vị trí làm việc. ILO lưu ý rằng đây là một dạng phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới.

Cùng với chênh lệch tiền lương, phân biệt đối xử về giới tiếp tục là mối quan ngại của ngành, bởi phần nhiều hành vi phân biệt đối xử được che giấu và rất khó để nhận diện (Better Work 2019). Trong kỳ đánh giá tuân thủ lần thứ 10 của Better Work nhiều hành vi phân biệt đối xử về giới còn được ghi nhận như đưa ra yêu cầu về giới trong thông báo tuyển dụng hoặc quy trình tuyển dụng nội bộ, yêu cầu thử thai khi tuyển dụng bằng cách sử dụng que thử thai, yêu cầu người lao động ký điều khoản không mang thai và coi đó là điều kiện được gia hạn hợp đồng tiếp theo, thay đổi tiền thưởng cho người lao động khi mang thai hoặc trì hoãn tăng lương vì lý do người lao động đang nghỉ thai sản. Ngoài ra, nhiều nhà máy xây dựng chính sách và quy định có tác động tiêu cực khiến lao động nữ phải nghỉ làm do mang thai hoặc sinh con. Ví dụ, chỉ tiêu định mức sản xuất cho lao động nam và nữ là như nhau trong khi lao động nữ mang thai từ tháng 7 và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi giảm giờ làm theo quy định của pháp luật, phụ cấp chuyên cần bị trừ đi lao động nữ nghỉ khám thai, tháng lương thứ 13 và tăng lương được tính dựa vào thời gian làm việc thực tế do đó 6 tháng nghỉ thai sản không được tính.

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc thường ít được báo cáo trong các hệ thống thống kê đáng tin cậy về vấn đề này tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế quấy rối tình dục xảy ra nhiều hơn so với suy nghĩ của mọi người trong cả ngành này và trong xã hội nói chung (Better Work 2019).

Trong ngành dệt may, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp là hiếm đối với cả lao động nam và lao động nữ. Trở thành chuyền trưởng hoặc quản đốc là con đường khả thi và thực tế nhất đối với hầu hết lao động nữ. Bởi vậy dễ hiểu khi việc thăng chức ở cấp độ này chủ yếu diễn ra ở các chuyền may. Tuy nhiên, ngay cả ở cấp độ này đại diện nữ làm quản lý vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nữ trong tổng số việc làm (Better Work 2019). Câu chuyện tỷ lệ lãnh đạo nữ thấp cũng xảy ra với Công đoàn nhà máy, biểu hiện là số lao động nữ tham gia vào Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, hay các tổ trưởng công đoàn có thể đại diện và đưa các vấn đề về giới còn ít. Công đoàn cũng chưa giải quyết được nhiều các vấn đề về như phân biệt đối xử, bạo lực trên cơ sở giới hay lạm dụng tại nơi làm việc. Để thúc đẩy vai trò của lãnh đạo nữ tại nơi làm việc, nhiều chương trình đào tạo dành cho nhóm lãnh đạo, quản lý cấp cao và cấp trung dành cho nhóm cán bộ đương nhiệm và cán bộ tiềm năng được tổ chức. Tuy nhiên hiếm có chương trình đào tạo dành riêng cho lãnh đạo nữ thể hiện rõ yếu tố nhạy cảm giới trong đó. Với những chương trình hiện hành, hiệu quả đạt được còn hạn chế bởi thường các chương trình này chỉ bó hẹp về đào tạo kỹ năng, ­ít khi đào tạo chuyên biệt về kỹ năng lãnh đạo dành cho nữ giới nên không đáp ứng được nhu cầu thực sự của nữ giới. Ngoài ra, rất ít chương trình đào tạo tập trung xây dựng mạng lưới hỗ trợ sự nghiệp để giúp nữ giới tiếp cận với các kênh quyền lực hữu ích; tiến hành các đánh giá một cách có hệ thống và đánh giá tác động dài hạn (UNDP, Bộ Ngoại giao).

Trong khuôn khổ dự án “Sáng kiến dệt may bền vững: Cùng nhau thay đổi (STITCH)”, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) thực hiện chiến dịch truyền thông mang tên “Bình đẳng giới - Dũng cảm vượt qua rào cản”. TORs này được soạn thảo ra với mục đích tuyển chọn tư vấn truyền thông thực hiện Chiến dịch này.

  1. Mục tiêu:

Mục tiêu tổng thể: Chiến dịch truyền thông  “Bình đẳng giới - Dũng cảm vượt qua rào cản”  hướng tới nhận diện và xóa bỏ những rào cản của bình đẳng giới tại nơi làm việc, xây dựng môi trường làm việc hài hòa, không có phân biệt đối xử về giới và phát huy năng lực của cả lao động nam và lao động nữ.

Mục tiêu cụ thể:

  • Thông qua các hình thức truyền thông sáng tạo và thu hút sự tham gia, Người lao động, Công đoàn các cấp và Người sử dụng lao động nâng cao kiến thức về bình đẳng giới, nhận diện và lan tỏa mạnh mẽ thông điệp xóa bỏ một số định kiến giới cản trở việc phát huy năng lực của phụ nữ và nam giới như:
    • Việc nhà là của phụ nữ
    • Định giới tại nơi làm việc (có những công việc chỉ dành cho nam, và có những công việc chỉ dành cho nữ)
    • Phụ nữ không có khả năng làm lãnh đạo
  • Thông qua tiếng nói của Người lao động và Công đoàn các cấp, Người sử dụng lao động lắng nghe tích cực, chủ động thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách, quy định về đảm bảo BĐG tại nơi làm việc; tăng cường các thực hành tốt để xây dựng môi trường làm việc hài hòa, không phân biệt đối xử và phát huy năng lực của lao động nam và lao động nữ.
  • Tuyên bố chung giữa các Doanh nghiệp trong cùng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu kinh tế về đảm bảo BĐG tại nơi làm việc, phát huy năng lực của lao động nam và lao động nữ được xây dựng và được Doanh nghiệp hưởng ứng cam kết và thực thi.

 

  1. Yêu cầu đối với tư vấn
  • Có chuyên môn, kinh nghiệm ít nhất 5 năm trong lĩnh vực truyền thông, có kinh nghiệm xây dựng các nội dung, chương trình liên quan đến các sự kiện truyền thông dành cho người lao động di cư tại các khu công nghiệp.
  • Có kiến thức và kinh nghiệm ít nhất 2 năm thực hiện các hoạt động truyền thông liên quan đến chủ đề về Bình đẳng giới tại nơi làm việc.
  • Có kinh nghiệm phối hợp với các công ty về việc tổ chức các sự kiện truyền thông cho người lao động, hỗ trợ DN xây dựng các nội, chương trình liên quan đến truyền thông cho người lao động.
  • Cam kết không cung cấp các thông tin của bên A cho bất cứ bên thứ ba nào khác nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của bên A.
  • Có khả năng làm việc theo nhóm

 

  1. Thời gian thực hiện
  • Từ ngày 15/7/2023   đến ngày 30/6/2024
  1. Nhiệm vụ của tư vấn .

Thực hiện hợp đồng với bên A với tổng số 35 ngày được chia làm 2 lần thanh toán với các mô tả chi tiết như sau:

  • 21 ngày bao gồm:
  • 3 ngày – xây dựng ý tưởng chung cho chiến dịch, logo và slogan của chiến dịch,
  • 2 ngày - các bước triển khai,
  • 4 ngày - format cuả từng hoạt động, 1 ngày điều chỉnh kế hoạch/ format cho từng nhà máy * 3 nhà máy ,
  • 1,5 ngày - thiết kế ấn phẩm truyền thông chung (online + offline)
  •  2 ngày thiết kế sản phẩm truyền thông/ nhà máy * 3 nhà máy;  
  • 0,5 ngày viết tin bài cho từng sự kiện * 3 sự kiện
  • 14 ngày bao gồm:
  • 2 ngày thiết kế sản phẩm truyền thông/ nhà máy * 4 nhà máy;
  • 1 ngày điều chỉnh kế hoạch/ format cho từng nhà máy * 4 nhà máy,
  • 0,5 ngày viết tin bài cho từng sự kiện * 4 sự kiện

 

  1. Sản phẩm đầu ra
  • Bản kế hoạch về ý tưởng chung cho cả chiến dịch
  • Slogan cho chiến dịch
  • KH thực hiện của từng nhà máy triển khai
  • Bộ sản phẩm truyền thông của từng nhà máy.
  • Các tin bài cho sự kiện của nhà máy
  • Hồ sơ ứng tuyển gửi muộn nhất ngày 12/7/2023 tới Ms. Nguyễn Thị Ngọc – Cán bộ chương trình – Email: ngoc.nguyenthi@cdivietnam.org

Địa điểm làm việc:

- 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội..

Đánh giá nhà tuyển dụng:

 Mức lương: 15 - 20 triệu

 Lượt xem: 551

 Số lượng cần tuyển : 1000

 Số lượng ứng tuyển : 1

 Số lượng đã đi làm : Đang cập nhật

Bình luận và đánh giá:
Copyright © 2024 Bản quyền thuộc về Tiva.vn - Nền tảng affiliate marketing trong việc làm cung cấp giải pháp đột phá trong phát triển nhân sự,con người, doanh nghiệp


G