ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

TƯ VẤN THỰC HIỆN “ĐÁNH GIÁ NHANH TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019”

 

  1. Bối cảnh

Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2019 (BLLĐ 2019) và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 với nhiều sửa đổi, bổ sung lớn, quan trọng, mang tính lịch sử, đáp ứng các yêu cầu mới của việc quản trị thị trường lao động và những yêu cầu mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.

Đến nay, BLLĐ 2019 đã có hiệu lực được gần 03 năm. Đây là khoảng thời gian có tính bản lề với đánh giá một bộ luật và các quy định thực thi, đặc biệt, đối với một số quy định mới trong BLLĐ 2019 liên quan đến nội dung quan hệ lao động về quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ.

Gần đây, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027.  Kinh doanh có trách nhiệm yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền của người lao động, bảo vệ môi trường, thực hiện các trách nhiệm về quan hệ lao động cũng như trách nhiệm giải trình về mặt kinh tế, tài chính với nhà nước như thuế, báo cáo tài chính…  Mục tiêu của Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, năng lực; rà soát và hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành chính sách, pháp luật (trong đó có nâng cao hiệu quả và thúc đẩy việc tiếp cận các biện pháp khắc phục) nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam trong giai đoạn 2023 - 2027 để phát huy các mặt tích cực và giảm thiểu các mặt tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế, kinh doanh đối với xã hội, môi trường (tập trung vào các lĩnh vực đầu tư, lao động, môi trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng và các nhóm dễ bị tổn thương), qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Trong bối cảnh trên, Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) thực hiện nghiên cứu và xây dựng “Báo cáo rà soát, đánh giá nhanh tình hình triển khai, thực hiện đối với các quy định về quan hệ lao động trong Bộ luật Lao động 2019”

Do đó, CDI đang tìm kiếm một/một nhóm tư vấn xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo với nội dung cụ thể như dưới đây.

 

  1. Mục tiêu

Đánh giá được dự kiến thực hiện trong tháng 09/2023 – tháng 12/2023 với 2 mục tiêu cụ thể:

  • Tìm hiểu về thực trạng việc thực hiện các quy định về quan hệ lao động trong Bộ luật lao động 2019, bao gồm những điểm đã làm tốt và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện;
  • Xây dựng các khuyến nghị cho việc hoàn thiện các quy định, chính sách về quan hệ lao động trong pháp luật lao động 2019, và bảo đảm các quy định, chính sách này được thực thi đầy đủ trên thực tế.

 

  1. Yêu cầu với tư vấn 
  • Chuyên môn với ít nhất 10 năm kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu/dự án liên quan đến lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động và điều kiện làm việc.
  • Ưu tiên tư vấn có kinh nghiệm làm việc với đối tác chính phủ, phi chính phủ, viện nghiên cứu
  • Có khả năng điều phối hoạt động, kĩ năng nghiên cứu (thu thập thông tin, xây dựng đề cương báo cáo và viết báo cáo)

 

  1. Kết quả mong đợi
  1. 1 đánh giá thực trạng việc thực hiện các quy định về quan hệ lao động trong Bộ luật lao động 2019.
  2. Một báo cáo tổng hợp ngắn gọn, tối đa 35 trang (chưa bao gồm phụ lục), bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt, mô tả, đánh giá và phân tích thực trạng việc thực hiện các quy định về quan hệ lao động với các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách pháp luật về quan hệ lao động và bảo đảm các quy định, chính sách này được thực thi đầy đủ trên thực tế.

Nội dung chính của báo cáo dự kiến bao gồm:

  • Đánh giá tổng quan và những điểm mới/tiến bộ của các quy định về Quan hệ lao động trong BLLĐ 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
  • Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện các quy định về quan hệ lao động, trong đó lồng ghép bình đẳng giới
  • Khuyến nghị hoàn thiện các quy định về Quan hệ lao động trong BLLĐ 2019 để thực thi hiệu quả trên thực tế

 

  1. Phạm vi công việc

STT

Nội dung

Thời gian

1

Xây dựng đề cương chi tiết của nghiên cứu, trong đó nêu rõ phương pháp, số mẫu phỏng vấn, câu hỏi nghiên cứu cụ thể và khung báo cáo

Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện và phối hợp với các bên liên quan xây dựng báo cáo để đảm bảo chặt chẽ về mặt nội dung, chất lượng sản phẩm

Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm chuyên gia

Tháng 9 - 10/2023

2

Xây dựng bảng hỏi/nội dung để đưa vào công văn gửi cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cung cấp thông tin

Tháng 10/2023

3

Rà soát, thu thập thông tin và dữ liệu thực tiễn, thông tin thứ cấp từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm các bên liên quan và các quy định pháp luật có liên quan phục vụ xây dựng báo cáo

4

Thống kê, xử lý thông tin, dữ liệu, thu thập.Tiến hành phân tích, đánh giá, phân loại nhóm nội dung vấn đề

5

Xây dựng đề cương báo cáo

6

Xây dựng dự thảo báo cáo

7

Lấy ý kiến các bên liên quan, bao gồm CDI về dự thảo 1 và tiếp thu, chỉnh sửa.

Hoàn thiện bản tiếng Việt và tiếng Anh

Tháng 11/2023

8

Tham vấn cho dự thảo báo cáo

Tháng 12/2023

9

Hoàn thiện báo cáo cuối cùng tiếng Việt và tiếng Anh

 

  1. Cách thức nộp hồ sơ
  • Hồ sơ bao gồm lý lịch công việc ngắn gọn của người nộp hồ sơ
  • Hồ sơ ứng tuyển xin gửi tới bạn Võ An Phương, cán bộ dự án trước ngày 21/9/2023, email: Phuong.voan@cdivietnam.org; điện thoại: +84 24 35380100

Địa điểm làm việc:

- Hà Nội.

Đánh giá nhà tuyển dụng:

 Mức lương: 5- 7 triệu

 Lượt xem: 176

 Số lượng cần tuyển : 2

 Số lượng ứng tuyển : 0

 Số lượng đã đi làm : Đang cập nhật

Bình luận và đánh giá:
Copyright © 2024 Bản quyền thuộc về Tiva.vn - Nền tảng affiliate marketing trong việc làm cung cấp giải pháp đột phá trong phát triển nhân sự,con người, doanh nghiệp


G