ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU VỀ VIỆC TUYỂN TƯ VẤN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI NƠI Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Dự án “Thúc đẩy phát triển bền vững ngành dệt may tại các nước châu Á (FABRIC)” được tài trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) nhằm cải thiện điều kiện sản xuất và làm việc trong ngành dệt may Châu Á tại Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Pakistan, Myanmar (từ năm 2016) và tại Việt Nam (bắt đầu từ năm 2020). Dự án phối hợp thực hiện với các nhà máy địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, các bộ liên quan, tổ chức công đoàn, xã hội dân sự và các thương hiệu thời trang quốc tế để cùng nhau cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong ngành bằng cách tập trung vào (i) đối thoại khu vực và trao đổi kiến thức; (ii) hợp tác với khu vực tư nhân; (iii) tiêu chuẩn xã hội và lao động; (iv) bình đẳng giới; và (v) môi trường.
Tại Việt Nam, dự án FABRIC làm việc với Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) để triển khai các hoạt động liên quan đến đề xuất Thúc đẩy hòa nhập của người lao động là người dân tộc thiểu số tại nơi ở và nơi làm việc.
Trong số các nhóm đối tượng lao động, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) chuyển từ nông thôn, miền núi đến làm việc tại các nhà máy trong khu công nghiệp phải đối mặt với những vấn đề đặc biệt. Họ không chỉ thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc mà còn gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về văn hóa. Trong khi nhiều nhà máy đang vươn ra miền núi để tuyển thêm lao động, thì rất ít cơ chế hỗ trợ được xây dựng để hỗ trợ những người lao động này cả tại nơi làm việc và nơi ở.
Trong thời gian qua, CDI đã làm việc tại Khu công nghiệp Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nhằm hỗ trợ người lao động, bao gồm cả lao động DTTS, có điều kiện làm việc tốt hơn và tiếp cận tốt hơn với an sinh xã hội. CDI hiện đang hỗ trợ 10 nhóm công nhân nòng cốt với tổng số khoảng 150 công nhân. Nhiều công nhân trong số này đang làm việc tại công ty Tinh Lợi, một trong những công ty may lớn nhất tỉnh Hải Dương với hơn 22.000 công nhân. Tại công ty này, tỷ lệ công nhân DTTS đang tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Bằng cách thảo luận trực tiếp các vấn đề của họ thông qua các cuộc họp với người lao động và lãnh đạo công đoàn của công ty Tinh Lợi, đề xuất này được xây dựng nhằm thúc đẩy hòa nhập tại nơi ở và nơi làm việc.
Trong đề xuất xây dựng chuỗi các hoạt động liên quan đến người lao động ( đặc biệt là người LĐ dân tộc thiểu số). Các hoạt động liên quan đến chủ đề về thúc đẩy hòa nhập tại nơi làm việc cho NLĐ như : Xây dựng tờ rơi về các dịch vụ công, xây dựng kế hoạch các buổi truyền thông online/ offline về các chủ đề NLĐ quan tâm, xây dựng KH truyền thông, xây dựng tài liệu hướng dẫn và các buổi tập huấn về chủ đề này.
Địa điểm làm việc:
- 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội..
Lương : 15 - 20 triệu Số lượng : 3 Đi làm : 0 202
229 Tây Sơn
Lương : Số lượng : 3 Đi làm : 0 143
229 Tây Sơn
Lương : Số lượng : 100 Đi làm : 0 14874
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Lương : Số lượng : 100 Đi làm : 0 234
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Lương : 5- 7 triệu Số lượng : 10 Đi làm : 0 283
Toàn B, Intracom Nhật Tân, Đông Anh, Hà Nội
Mức lương: 5- 7 triệu
Lượt xem: 283
Số lượng cần tuyển : 10
Số lượng ứng tuyển : 5
Số lượng đã đi làm : Đang cập nhật
Đánh giá nhà tuyển dụng Trung tâm Phát triển và Hội nhập