Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng may mặc, là một trong số năm nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới với phần lớn các sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. Ngành dệt may của Việt Nam có nhiều đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động, ước tính khoảng 2,7 triệu người, trong đó 75% là nữ. Mặc dù chiếm tỷ lệ lớn nhưng lao động nữ trong ngành phải đối mặt với những điều kiện làm việc chưa thỏa đáng[1], bao gồm mức lương thấp và khoảng cách trả lương theo giới không công bằng, thời gian làm việc kéo dài, phân biệt đối xử mang tính hệ thống, quấy rối tình dục và bạo lực tại nơi làm việc, thiếu cơ hội phát triển kỹ năng và thăng tiến, hạn chế tham gia vào các vị trí lãnh đạo và ra quyết định ở tất cả các cấp… Cùng với những tác động của điều kiện làm việc bấp bênh kể trên, COVID-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu làm trầm trọng hóa các tác động tới lao động nữ làm việc trong ngành dệt may, khiến họ dễ trở thành nạn nhân của tình trạng mất việc làm, gia tăng trách nhiệm đối với công việc chăm sóc không được trả công trong gia đình, phải đối mặt với tình trạng bạo lực trên cơ sở giới nghiêm trọng hơn, dễ dàng rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo và nợ nần…
Trao quyền cho phụ nữ được xác định là một trong số các giải pháp khả thi có thể giúp ngành dệt may phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn sau đại dịch. Thực tế cho thấy có đến 80% các nhà máy tham gia dự án Bình đẳng giới và giá trị mang lại (GEAR) do Better Work Việt Nam thực hiện đã ghi nhận tỷ lệ hiệu quả tăng lên ở các dây chuyền do học viên GEAR giám sát. Người lao động được hưởng mức độ an sinh cao hơn, nhà máy được làm tăng lợi nhuận. Ở cấp độ chuỗi cung ứng, các tập đoàn đa quốc gia (TĐĐQG) cũng xây dựng chính sách riêng để thúc đẩy quyền của người lao động, bao hàm các nội dung thúc đẩy bình đẳng giới. Những chính sách này được áp dụng ở nhiều cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng, gồm nhà máy sản xuất trực tiếp của họ và nhà máy của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, việc thực hành chính sách có thể khác nhau giữa các TĐĐQG, giữa các nhà máy trong cùng một chuỗi cung ứng ở các nước sản xuất khác nhau.
Trong khuôn khổ dự án “Sáng kiến dệt may bền vững: Cùng nhau thay đổi (STITCH)” do tổ chức Fair Wear phối hợp với Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) thực hiện, nghiên cứu đánh giá chính sách và thực hành về thúc đẩy bình đẳng giới trong một số chuỗi cung ứng dệt may tại Việt Nam sẽ được tiến hành. Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại hình dung cụ thể, rõ ràng về việc thúc đẩy bình đẳng giới trong các chuỗi cung ứng, khoảng trống so với quy định, chính sách pháp luật hiện hành và gợi ý những điều cần làm tiếp theo để thúc đẩy vai trò và vị thế của lao động nữ tại nơi làm việc.
Để đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc, CDI có nhu cầu tuyển dụng 01 chuyên gia tư vấn đảm nhận công việc như mô tả bên dưới đây.
Nghiên cứu được thực hiện với một số chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam có những đặc điểm tương đối khác nhau, số lượng từ 3 đến 5 chuỗi. Với mỗi chuỗi cung ứng, dự kiến thu thập thông tin của các bên liên quan bao gồm quản lý nhà máy, công đoàn cơ sở, người lao động.
Nghiên cứu tại bàn kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn các bên có liên quan để thu thập thông tin và bằng chứng.
Khung nghiên cứu bao gồm: mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu chính; cỡ mẫu, thời gian biểu và đề cương báo cáo;
Bộ công cụ thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu bao gồm các bộ câu hỏi gợi ý phỏng vấn các bên liên quan;
Nhiệm vụ
Yêu cầu
Theo đề xuất của tư vấn nhưng không vượt quá định mức đã được đơn vị tài trợ phê duyệt./.
Các ứng viên quan tâm vui lòng gửi CV và đề cương nghiên cứu (phương pháp nghiên cứu, bộ tiêu chuẩn đánh giá, hoạt động dự kiến, lịch triển khai, nguồn lực hỗ trợ, đề xuất phí tư vấn) tới email phuương.voan@cdivietnam.org muộn nhất là ngày 20/06/2022.
[1] Thúc đẩy bình đẳng giới và việc làm thỏa đáng trong lĩnh vực may mặc tại Châu Á: Báo cáo tóm tắt và các khuyến nghị, Tổ chức Lao động Quốc tế, tháng 3 năm 2021.
Địa điểm làm việc:
- Hà Nội.
Lương : 3 - 5 triệu Số lượng : 3 Đi làm : 0 387
Số 7, ngõ 71 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội
Lương : 5- 7 triệu Số lượng : 2 Đi làm : 0 209
Số 9, ngõ 76 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Lương : 7 - 10 triệu Số lượng : 1 Đi làm : 0 290
Hà Nội
Lương : 10 -15 triệu Số lượng : 1 Đi làm : 0 195
639 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Lương : 5- 7 triệu Số lượng : 2 Đi làm : 0 176
Coma5 Tây Mỗ
Mức lương: 5- 7 triệu
Lượt xem: 176
Số lượng cần tuyển : 2
Số lượng ứng tuyển : 0
Số lượng đã đi làm : Đang cập nhật
Đánh giá nhà tuyển dụng Trung tâm Phát triển và Hội nhập