Tư vấn chương trình đào tạo "Bình đẳng giới, lãnh đạo nữ & lãnh đạo có nhạy cảm giới"

Trung tâm Phát triển và Hội nhập

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

CHUYÊN GIA CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

“BÌNH ĐẲNG GIỚI, LÃNH ĐẠO NỮ, LÃNH ĐẠO CÓ NHẠY CẢM GIỚI TẠI NƠI LÀM VIỆC”

 

  1. Bối cảnh

Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng may mặc, là một trong số năm nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới với phần lớn các sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. Ngành dệt may của Việt Nam có nhiều đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động, ước tính khoảng 2,7 triệu người, trong đó 75% là lao động nữ. Tuy nhiên, ngành này còn tồn tại nhiều thách thức về lao động (CNV 2015; Do 2017; Do 2019).

Đạt được bình đẳng giới tại nơi làm việc là một thách thức lớn đối với ngành dệt may. Lực lượng lao động sản xuất trong các nhà máy dệt may đa phần là phụ nữ, phần lớn trong số đó là những người trẻ di cư từ nông thôn đến các khu vực đô thị hóa để tìm kiếm công việc với mức lương cao hơn và việc làm ổn định hơn. Theo nghiên cứu của ILO, thu nhập của phụ nữ trong lĩnh vực dệt may ở Việt Nam thấp hơn 17% so với nam giới, và có nguy cơ chỉ được trả lương chỉ bằng ½ so với nam giới, tức là thu nhập thấp hơn 2/3 mức lương trung bình. Mặc dù một phần đáng kể của khoảng cách về tiền lương có thể được giải thích bởi các yếu tố như tuổi tác, học vấn và vị trí làm việc. ILO lưu ý rằng đây là một dạng phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới. 

Cùng với chênh lệch tiền lương, phân biệt đối xử trên cơ sở giới tiếp tục là mối quan ngại của ngành, bởi phần nhiều hành vi phân biệt đối xử được che giấu và rất khó để nhận diện (Better Work 2019). Trong kỳ đánh giá tuân thủ lần thứ 10 của Better Work1, nhiều hành vi phân biệt đối xử trên cơ sở giới còn được ghi nhận như đưa ra yêu cầu về giới trong thông báo tuyển dụng hoặc quy trình tuyển dụng nội bộ, yêu cầu thử thai khi tuyển dụng bằng cách sử dụng que thử thai, yêu cầu người lao động ký điều khoản không mang thai và coi đó là điều kiện được gia hạn hợp đồng tiếp theo, thay đổi tiền thưởng cho người lao động khi mang thai hoặc trì hoãn tăng lương vì lý do người lao động đang nghỉ thai sản. Ngoài ra, nhiều nhà máy xây dựng chính sách và quy định có tác động tiêu cực tới lao động nữ phải nghỉ làm do mang thai hoặc sinh con. Ví dụ, chỉ tiêu định mức sản xuất cho lao động nam và nữ là như nhau trong khi lao động nữ mang thai từ tháng 7 và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi giảm giờ làm theo quy định của pháp luật, phụ cấp chuyên cần bị trừ đi lao động nữ nghỉ khám thai, tháng lương thứ 13 và tăng lương được tính dựa vào thời gian làm việc thực tế do đó 6 tháng nghỉ thai sản không được tính. 

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc thường ít được báo cáo trong các hệ thống thống kê đáng tin cậy về vấn đề này tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế quấy rối tình dục xảy ra nhiều hơn so với suy nghĩ của mọi người trong cả ngành này và trong xã hội nói chung (Better Work 2019).

Tại các nhà máy dệt may, tỷ lệ lao động nữ chiếm đến hơn 70%, tuy nhiên tỷ lệ quản lý nữ lại giảm dần khi lên các vị trí quản lý cấp cao trong nhà máy. Trưởng chuyền có thể coi là vị trí quản lý có tỷ lệ nữ cao nhất trong nhà máy dệt may. Mặc dù không phải là quản lý cấp cao trong nhà máy, tổ trưởng chuyền may là người tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với công nhân, có nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo chuyền may vận hành trơn tru và công nhân trong chuyền làm việc hiệu quả bao gồm chuẩn bị cho khâu sản xuất, quản lý và chịu trách nhiệm của sản phẩm đầu ra, điều hành quản lý tiến độ của dây chuyền, hướng dẫn công việc cụ thể của công nhân trong chuyền, trực tiếp tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của công nhân (tùy theo thẩm quyền được giao trong nhà máy) và các công việc khác được quản lý cấp trên giao cho. Và quan trọng là với tỷ lệ lao động nữ cao như vậy, các vấn đề của lao động nữ rất cần được phát hiện và truyền tải kịp thời, vì vậy các kiến nghị của trưởng chuyền hay công đoàn cũng rất cần có nhạy cảm giới. Để hoàn thành tốt được vai trò, nhiệm vụ của mình, tổ trưởng chuyền may rất cần những năng lực nhất định như kĩ năng quản lý sắp xếp công việc, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, hay kĩ năng tìm hiểu, phân tích và tổng hợp ý kiến của công nhân trong chuyền để có thể truyền tải đầy đủ và đúng nhất đến các cấp quản lý cao hơn. 

Tuy nhiên, năng lực của các trưởng chuyền tại các nhà máy dệt may hiện nay không đồng đều. Phần lớn họ chưa qua đào tạo chính thức về các kĩ năng cần thiết mà chủ yếu được tích lũy và học hỏi thông qua quá trình làm việc thực tế. Trưởng chuyền đồng thời là cầu nối giữa công nhân và nhà máy cũng như các cấp quản lý tại nhà máy. Vì vậy phát huy được đầy đủ năng lực của trưởng chuyền mà đặc biệt là trưởng chuyền nữ - vị trí quản lý có vai trò quan trọng trong nhà máy, sẽ giúp cho nhà máy trước hết có thể hiểu rõ và hiểu đúng ý kiến, nguyện vọng của NLĐ, có phản hồi phù hợp hoặc đưa ra giải pháp kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu, khuyến khích NLĐ nâng cao năng suất. Khi trưởng chuyền có kĩ năng quản lý tốt, cũng sẽ giúp cho NLĐ trong chuyền có thể phối hợp và hỗ trợ nhau nhiều hơn trong công việc, tăng tính hiệu quả của cả chuyền sản xuất, mang lại lợi ích cho bản thân CN, cho trưởng chuyền và cho nhà máy. 

Để thúc đẩy vai trò của lãnh đạo nữ và lãnh đạo có nhạy cảm giới tại nơi làm việc, nhiều chương trình đào tạo dành cho nhóm lãnh đạo đương nhiệm bao gồm quản lý cấp cao và cấp trung được tổ chức. Tuy nhiên, đối với nhà máy dệt may, nơi có đến 70% là lao động nữ, với tỷ lệ các trưởng chuyền là nữ chiếm đến hơn 90%, rất cần có những chương trình đào tạo nhằm tăng cường năng lực của lãnh đạp nữ và lãnh đạo có nhạy cảm giới, đặc biệt là cho nhóm quản lý cấp thấp như trưởng chuyền, tổ trưởng công đoàn hay những lãnh đạo tiềm năng. Với những chương trình hiện hành, hiệu quả đạt được còn hạn chế bởi thường các chương trình này chỉ bó hẹp về đào tạo kỹ năng, ít khi đào tạo chuyên biệt về kỹ năng lãnh đạo có nhạy cảm giới nên không đáp ứng được nhu cầu thực sự của lao động nữ và các cấp quản lý tại nhà máy. Ngoài ra, rất ít chương trình đào tạo tập trung xây dựng mạng lưới hỗ trợ sự nghiệp cho lao động nữ để mở rộng quan hệ công việc; tiến hành các đánh giá một cách có hệ thống và đánh giá tác động dài hạn (UNDP, Bộ Ngoại giao).

 

Chính vì vậy, nhằm giúp cho các cấp quản lý, đặc biệt là quản lý nữ có thể làm tốt được vai trò, nhiệm vụ của mình, các doanh nghiệp dệt may nên ưu tiên xây dựng các chính sách và đảm bảo các thực hành nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Đồng thời sẵn sàng trao cơ hội để trưởng chuyền, quản lý và quản lý tiềm năng, đặc biệt là nữ giới, tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực, trau dồi kĩ năng về quản lý, chú trọng yếu tố nhạy cảm giới để người quản lý có thể nhận biết các vấn đề đặc thù của lao động nữ từ đó phát huy tốt hơn vai trò quản lý, góp phần thúc đấy bình đẳng giới tại nơi làm việc và đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này cũng nên được áp dụng đối với Công đoàn nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở, trong đó các vấn đề về giới được đưa ra bàn thảo.

Trên cơ sở đó, Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) phối hợp cùng các đối tác và doanh nghiệp tổ chức chuỗi đào tạo về “Bình đẳng giới, lãnh đạo nữ, lãnh đạo có nhạy cảm giới tại nơi làm việc”.

 

  1. Mục tiêu

Chương trình đào tạo “Bình đẳng giới, lãnh đạo nữ, lãnh đạo có nhạy cảm giới tại nơi làm việc” hướng tới:

  • Truyền cảm hứng về thúc đẩy BĐG và phát huy khả năng lãnh đạo nữ, lãnh đạo có nhạy cảm giới tại nơi làm việc 
  • Nâng cao nhận thức và hiểu biết của người tham dự về bình đẳng giới tại nơi làm việc
  • Nhìn nhận và phát hiện các vấn đề, rủi ro bất bình đẳng giới tại nơi làm việc và xây dựng giải pháp cải thiện vấn đề
  1. Yêu cầu với tư vấn 
  • Chuyên môn với ít nhất 5 năm kinh nghiệm về chủ đề liên quan (quyền của người lao động, thực hành kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp, giới tại nơi làm việc)
  • Có kinh nghiệm làm việc/hợp tác cùng doanh nghiệp và công đoàn về đối thoại tại nơi làm việc
  • Am hiểu về bối cảnh ngành dệt may trong nước và quyền của người lao động
  • Kỹ năng xây dựng chương trình đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo
  1. Phạm vi công việc

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

CHUYÊN GIA CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

“BÌNH ĐẲNG GIỚI, LÃNH ĐẠO NỮ, LÃNH ĐẠO CÓ NHẠY CẢM GIỚI TẠI NƠI LÀM VIỆC”

 

  1. Bối cảnh

Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng may mặc, là một trong số năm nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới với phần lớn các sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. Ngành dệt may của Việt Nam có nhiều đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động, ước tính khoảng 2,7 triệu người, trong đó 75% là lao động nữ. Tuy nhiên, ngành này còn tồn tại nhiều thách thức về lao động (CNV 2015; Do 2017; Do 2019).

Đạt được bình đẳng giới tại nơi làm việc là một thách thức lớn đối với ngành dệt may. Lực lượng lao động sản xuất trong các nhà máy dệt may đa phần là phụ nữ, phần lớn trong số đó là những người trẻ di cư từ nông thôn đến các khu vực đô thị hóa để tìm kiếm công việc với mức lương cao hơn và việc làm ổn định hơn. Theo nghiên cứu của ILO, thu nhập của phụ nữ trong lĩnh vực dệt may ở Việt Nam thấp hơn 17% so với nam giới, và có nguy cơ chỉ được trả lương chỉ bằng ½ so với nam giới, tức là thu nhập thấp hơn 2/3 mức lương trung bình. Mặc dù một phần đáng kể của khoảng cách về tiền lương có thể được giải thích bởi các yếu tố như tuổi tác, học vấn và vị trí làm việc. ILO lưu ý rằng đây là một dạng phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới. 

Cùng với chênh lệch tiền lương, phân biệt đối xử trên cơ sở giới tiếp tục là mối quan ngại của ngành, bởi phần nhiều hành vi phân biệt đối xử được che giấu và rất khó để nhận diện (Better Work 2019). Trong kỳ đánh giá tuân thủ lần thứ 10 của Better Work1, nhiều hành vi phân biệt đối xử trên cơ sở giới còn được ghi nhận như đưa ra yêu cầu về giới trong thông báo tuyển dụng hoặc quy trình tuyển dụng nội bộ, yêu cầu thử thai khi tuyển dụng bằng cách sử dụng que thử thai, yêu cầu người lao động ký điều khoản không mang thai và coi đó là điều kiện được gia hạn hợp đồng tiếp theo, thay đổi tiền thưởng cho người lao động khi mang thai hoặc trì hoãn tăng lương vì lý do người lao động đang nghỉ thai sản. Ngoài ra, nhiều nhà máy xây dựng chính sách và quy định có tác động tiêu cực tới lao động nữ phải nghỉ làm do mang thai hoặc sinh con. Ví dụ, chỉ tiêu định mức sản xuất cho lao động nam và nữ là như nhau trong khi lao động nữ mang thai từ tháng 7 và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi giảm giờ làm theo quy định của pháp luật, phụ cấp chuyên cần bị trừ đi lao động nữ nghỉ khám thai, tháng lương thứ 13 và tăng lương được tính dựa vào thời gian làm việc thực tế do đó 6 tháng nghỉ thai sản không được tính. 

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc thường ít được báo cáo trong các hệ thống thống kê đáng tin cậy về vấn đề này tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế quấy rối tình dục xảy ra nhiều hơn so với suy nghĩ của mọi người trong cả ngành này và trong xã hội nói chung (Better Work 2019).

 

 

Tại các nhà máy dệt may, tỷ lệ lao động nữ chiếm đến hơn 70%, tuy nhiên tỷ lệ quản lý nữ lại giảm dần khi lên các vị trí quản lý cấp cao trong nhà máy. Trưởng chuyền có thể coi là vị trí quản lý có tỷ lệ nữ cao nhất trong nhà máy dệt may. Mặc dù không phải là quản lý cấp cao trong nhà máy, tổ trưởng chuyền may là người tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với công nhân, có nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo chuyền may vận hành trơn tru và công nhân trong chuyền làm việc hiệu quả bao gồm chuẩn bị cho khâu sản xuất, quản lý và chịu trách nhiệm của sản phẩm đầu ra, điều hành quản lý tiến độ của dây chuyền, hướng dẫn công việc cụ thể của công nhân trong chuyền, trực tiếp tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của công nhân (tùy theo thẩm quyền được giao trong nhà máy) và các công việc khác được quản lý cấp trên giao cho. Và quan trọng là với tỷ lệ lao động nữ cao như vậy, các vấn đề của lao động nữ rất cần được phát hiện và truyền tải kịp thời, vì vậy các kiến nghị của trưởng chuyền hay công đoàn cũng rất cần có nhạy cảm giới. Để hoàn thành tốt được vai trò, nhiệm vụ của mình, tổ trưởng chuyền may rất cần những năng lực nhất định như kĩ năng quản lý sắp xếp công việc, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, hay kĩ năng tìm hiểu, phân tích và tổng hợp ý kiến của công nhân trong chuyền để có thể truyền tải đầy đủ và đúng nhất đến các cấp quản lý cao hơn. 

Tuy nhiên, năng lực của các trưởng chuyền tại các nhà máy dệt may hiện nay không đồng đều. Phần lớn họ chưa qua đào tạo chính thức về các kĩ năng cần thiết mà chủ yếu được tích lũy và học hỏi thông qua quá trình làm việc thực tế. Trưởng chuyền đồng thời là cầu nối giữa công nhân và nhà máy cũng như các cấp quản lý tại nhà máy. Vì vậy phát huy được đầy đủ năng lực của trưởng chuyền mà đặc biệt là trưởng chuyền nữ - vị trí quản lý có vai trò quan trọng trong nhà máy, sẽ giúp cho nhà máy trước hết có thể hiểu rõ và hiểu đúng ý kiến, nguyện vọng của NLĐ, có phản hồi phù hợp hoặc đưa ra giải pháp kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu, khuyến khích NLĐ nâng cao năng suất. Khi trưởng chuyền có kĩ năng quản lý tốt, cũng sẽ giúp cho NLĐ trong chuyền có thể phối hợp và hỗ trợ nhau nhiều hơn trong công việc, tăng tính hiệu quả của cả chuyền sản xuất, mang lại lợi ích cho bản thân CN, cho trưởng chuyền và cho nhà máy. 

Tỷ lệ lãnh đạo nữ thấp cũng xảy ra với Công đoàn nhà máy, biểu hiện là số lao động nữ tham gia vào Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, hay các tổ trưởng công đoàn có thể đại diện và đưa các vấn đề về giới còn ít. Công đoàn cũng chưa giải quyết được nhiều các vấn đề về như phân biệt đối xử, bạo lực trên cơ sở giới hay lạm dụng tại nơi làm việc. 

Để thúc đẩy vai trò của lãnh đạo nữ và lãnh đạo có nhạy cảm giới tại nơi làm việc, nhiều chương trình đào tạo dành cho nhóm lãnh đạo đương nhiệm bao gồm quản lý cấp cao và cấp trung được tổ chức. Tuy nhiên, đối với nhà máy dệt may, nơi có đến 70% là lao động nữ, với tỷ lệ các trưởng chuyền là nữ chiếm đến hơn 90%, rất cần có những chương trình đào tạo nhằm tăng cường năng lực của lãnh đạp nữ và lãnh đạo có nhạy cảm giới, đặc biệt là cho nhóm quản lý cấp thấp như trưởng chuyền, tổ trưởng công đoàn hay những lãnh đạo tiềm năng. Với những chương trình hiện hành, hiệu quả đạt được còn hạn chế bởi thường các chương trình này chỉ bó hẹp về đào tạo kỹ năng, ít khi đào tạo chuyên biệt về kỹ năng lãnh đạo có nhạy cảm giới nên không đáp ứng được nhu cầu thực sự của lao động nữ và các cấp quản lý tại nhà máy. Ngoài ra, rất ít chương trình đào tạo tập trung xây dựng mạng lưới hỗ trợ sự nghiệp cho lao động nữ để mở rộng quan hệ công việc; tiến hành các đánh giá một cách có hệ thống và đánh giá tác động dài hạn (UNDP, Bộ Ngoại giao).

 

Chính vì vậy, nhằm giúp cho các cấp quản lý, đặc biệt là quản lý nữ có thể làm tốt được vai trò, nhiệm vụ của mình, các doanh nghiệp dệt may nên ưu tiên xây dựng các chính sách và đảm bảo các thực hành nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Đồng thời sẵn sàng trao cơ hội để trưởng chuyền, quản lý và quản lý tiềm năng, đặc biệt là nữ giới, tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực, trau dồi kĩ năng về quản lý, chú trọng yếu tố nhạy cảm giới để người quản lý có thể nhận biết các vấn đề đặc thù của lao động nữ từ đó phát huy tốt hơn vai trò quản lý, góp phần thúc đấy bình đẳng giới tại nơi làm việc và đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này cũng nên được áp dụng đối với Công đoàn nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở, trong đó các vấn đề về giới được đưa ra bàn thảo.

Trên cơ sở đó, Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) phối hợp cùng các đối tác và doanh nghiệp tổ chức chuỗi đào tạo về “Bình đẳng giới, lãnh đạo nữ, lãnh đạo có nhạy cảm giới tại nơi làm việc”.

Do đó, CDI đang tìm kiếm một/một nhóm tư vấn xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo với nội dung cụ thể như dưới đây.

 

  1. Mục tiêu

Chương trình đào tạo “Bình đẳng giới, lãnh đạo nữ, lãnh đạo có nhạy cảm giới tại nơi làm việc” hướng tới:

  • Truyền cảm hứng về thúc đẩy BĐG và phát huy khả năng lãnh đạo nữ, lãnh đạo có nhạy cảm giới tại nơi làm việc 
  • Nâng cao nhận thức và hiểu biết của người tham dự về bình đẳng giới tại nơi làm việc
  • Nhìn nhận và phát hiện các vấn đề, rủi ro bất bình đẳng giới tại nơi làm việc và xây dựng giải pháp cải thiện vấn đề
  1. Yêu cầu với tư vấn 
  • Chuyên môn với ít nhất 5 năm kinh nghiệm về chủ đề liên quan (quyền của người lao động, thực hành kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp, giới tại nơi làm việc)
  • Có kinh nghiệm làm việc/hợp tác cùng doanh nghiệp và công đoàn về đối thoại tại nơi làm việc
  • Am hiểu về bối cảnh ngành dệt may trong nước và quyền của người lao động
  • Kỹ năng xây dựng chương trình đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo

 

 

 

 

  1. Phạm vi công việc

STT

Nội dung

Thời gian

Sản phẩm

1

Tập huấn “Bình đẳng giới, lãnh đạo nữ và lãnh đạo có nhạy cảm giới tại nơi làm việc”

(Số lượng doanh nghiệp dự kiến: 2 doanh nghiệp)

  • Xây dựng chương trình tập huấn, đánh giá đầu vào, đánh giá đầu ra
  • Thực hiện tập huấn
  • Thực hiện buổi tư vấn
  • Xây dựng báo cáo và khuyến nghị cho doanh nghiệp

1/5/2023 – 31/12/2023

  • Chương trình tập huấn

Bài giảng

  • Báo cáo

 

  1. Cách thức nộp hồ sơ
  • Hồ sơ bao gồm lý lịch công việc ngắn gọn của người nộp hồ sơ
  • Hồ sơ ứng tuyển xin gửi tới bạn Võ An Phương, cán bộ dự án trước ngày 26/4/2023, email: Phuong.voan@cdivietnam.org; điện thoại: +84 24 35380100
     
       

 

  1. Cách thức nộp hồ sơ
  • Hồ sơ bao gồm lý lịch công việc ngắn gọn của người nộp hồ sơ
  • Hồ sơ ứng tuyển xin gửi tới bạn Võ An Phương, cán bộ dự án trước ngày 26/4/2023, email: Phuong.voan@cdivietnam.org; điện thoại: +84 24 35380100

Địa điểm làm việc:

- Hải Phòng, Hải Dương.

Đánh giá nhà tuyển dụng:

 Mức lương: 5- 7 triệu

 Lượt xem: 294

 Số lượng cần tuyển : 1

 Số lượng ứng tuyển : 0

 Số lượng đã đi làm : Đang cập nhật

Bình luận và đánh giá:
Copyright © 2024 Bản quyền thuộc về Tiva.vn - Nền tảng affiliate marketing trong việc làm cung cấp giải pháp đột phá trong phát triển nhân sự,con người, doanh nghiệp


G