Ngày 1/8/2020 Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, một mặt mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam tiếp cận thị trường Châu Âu; mặt khác, đặt ra yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ tốt hơn các cam kết các vấn đề môi trường và lao động, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế của tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 tới ngành dệt may, da giày năm 2021 của Nhóm hợp tác Công – Tư vì sự Phát triển Bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam (Public Private Partnership, 2021) cho thấy rõ hơn những bất cập còn tồn tại giữa công ty mua hàng và doanh nghiệp sản xuất. Các công ty mua hàng có quyền kiểm soát chuỗi cung ứng, trong khi nhà máy ở các nước sản xuất như Việt Nam tiếp cận công nghệ thấp, cũng như thực hiện các công đoạn có giá trị thấp trong chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp dệt may và da giày trong bối cảnh COVID-19 lâm vào tình trạng đơn hàng bị chậm hoặc hủy, phải thanh toán tiền nguyên vật liệu và các chi phí khác tăng cao trong dịch bệnh. Các nhà máy dệt may ở Việt Nam chịu áp lực về chi phí khiến điều kiện làm việc của người lao động trong các nhà máy trở nên bấp bênh. NLĐ giảm hoặc mất thu nhập, môi trường làm việc đối mặt với rủi ro nhiễm vi-rút COVID-19, …
Báo cáo chỉ ra rằng những doanh nghiệp có thực hành kinh doanh bền vững (duy trì đối thoại hiệu quả, hỗ trợ cho người lao động, ...) có khả năng phục hồi nhanh chóng sau đại dịch. Những doanh nghiệp tích cực thương lượng với nhãn hàng có khả năng giảm thiểu các trường hợp hủy đơn hàng hay phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển đường hàng không. Báo cáo khuyến nghị doanh nghiệp, các nhóm doanh nghiệp chủ động duy trì đối thoại và thương lượng tại cơ sở và trong chuỗi cung ứng để giảm thiểu những rủi ro vi phạm tiêu chuẩn lao động, xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp sản xuất và bên mua hàng, đặt phát triển bền vững trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Trong khuôn khổ dự án “Sáng kiến dệt may bền vững - Cùng nhau thay đổi (STITCH)” - Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) phối hợp với Công đoàn dệt may Việt Nam tổ chức khóa tập huấn “Chuỗi cung ứng dệt may - Tuân thủ và Rà soát rủi ro vi phạm tiêu chuẩn lao động quốc tế” cho công đoàn cơ sở và quản lý của các doanh nghiệp dệt may.
Do đó, CDI đang tìm kiếm một/một nhóm tư vấn xây dựng và thực hiện chương trình tập huấn với nội dung cụ thể như dưới đây.
Khoảng 30 – 35 học viên, là cán bộ CĐCS và quản lý nhà máy thuộc ít nhất 18 doanh nghiệp dệt may (2 người/một doanh nghiệp), bao gồm:
Chuyên gia thưc hiện khoá tập huấn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Bộ hồ sơ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, bao gồm:
- Lý lịch công việc ngắn gọn của người nộp đơn và các tài liệu hỗ trợ.
- Đề xuất chương trình tập huấn
- Hồ sơ cần được gửi tới email phuong.voan@cdivietnam.org trước ngày 29/05/2022.
Địa điểm làm việc:
- Tiền Giang.
- Đà Nẵng.
- Hà Nội.
Lương : 7 - 10 triệu Số lượng : 3 Đi làm : 0 134
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 1 - 3 triệu Số lượng : 100 Đi làm : 0 98
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 1 - 3 triệu Số lượng : 100 Đi làm : 0 125
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 10 -15 triệu Số lượng : 99 Đi làm : 0 226
117 Trần Duy Hưng, cầu Giấy, Hà nội
Lương : 15 - 20 triệu Số lượng : 1000 Đi làm : 0 560
Tầng M ,Tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Mức lương: 15 - 20 triệu
Lượt xem: 560
Số lượng cần tuyển : 1000
Số lượng ứng tuyển : 1
Số lượng đã đi làm : Đang cập nhật
Đánh giá nhà tuyển dụng Trung tâm Phát triển và Hội nhập