Trước đây, trong bản đồ họa thông tin về 51 Lỗi Trong Kinh Doanh Mà Hầu Hết Các Doanh Nghiệp Mắc Phải, tôi đã phác thảo một trong những sai lầm lớn nhất, đó là việc bạn không đưa ra bất kỳ ý nghĩ nào về thứ mà bạn cân nhắc sẽ là một nền văn hóa khởi nghiệp thành công. Và, nếu không có các chính sách hoặc nguồn nhân lực tốt để đảm bảo mọi thứ không vượt quá giới hạn, thì công ty khởi nghiệp bắt đầu phát triển một nền văn hóa kinh doanh độc hại.
Bạn sẽ thấy vấn đề này rất nhiều trong các công ty ở Nhật Bản. Trong văn hóa Nhật Bản, người ta nên làm việc chăm chỉ hơn và nếu có bất kì nhân viên nào về nhà sớm, hoặc hoàn thành công việc nhanh hơn những người khác, họ thường bị các đồng nghiệp mách lẻo với sếp. Vì bạn đang xây dựng một công ty khởi nghiệp, có thể bạn sẽ muốn tránh tất cả những tai tiếng ồn ào này vì thời gian có hạn và tiền bạc thì quý giá. Lực lượng lao động chính là nền tảng quan trọng nhất và bạn phải xây dựng nó thật mạnh mẽ vì tất cả những thứ mà bạn làm sẽ được các nhân viên ủng hộ.
Vì vậy, dưới đây là những gì bạn cần làm để hợp thức hóa các chức năng của công ty và phát triển một nền văn hóa công sở tuyệt vời.
Bước #1. Những giá trị nào bạn cho là quan trọng và muốn được phản ánh bởi công ty của mình?
Đúng vậy, bạn là ông chủ, là người nắm quyền. Bởi vì bạn đang điều hành một công ty khởi nghiệp nên nó cần phản ánh một cách tốt nhất có thể rằng bạn là kiểu doanh nhân nào và bạn có những phẩm chất doanh nhân nào. Nhờ vậy, bạn có thể điều hành công ty tốt hơn!
Cho nên, hãy tự vấn bản thân, rằng phẩm chất nào mà bạn muốn công ty của mình có để trở thành bộ nhận diện thương hiệu cho công ty? Nó có thể là bất cứ thứ gì. Ví dụ - nếu bạn cho rằng sử dụng mánh khóe lừa lọc để kiếm tiền là phẩm chất tốt nhất của một doanh nghiệp khởi nghiệp (mặc dù tôi phản đối điều này), thì đó cũng có thể là một phẩm chất - “là người chăm chỉ nhất”, hoặc nếu bạn muốn nhân viên của mình có đời sống cá nhân tốt, hoặc nó cũng có thể là bất kỳ điều gì.
Khi bạn đã tìm ra những giá trị mà bạn cho là quan trọng, hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người trong công ty đều được biết về điều đó - những nhân viên, cộng sự, ban giám đốc và thậm chí cả bảo vệ.
Bước #2. Hãy chắc chắn rằng những nhân viên (kể cả trong hiện tại cũng như tương lai) đều phải cân nhắc những ý tưởng đó.
Nếu tất cả những gì bạn nhìn vào khi tuyển nhân sự chỉ là liệu họ có đáp ứng được những kỹ năng cần thiết hay không, thì bạn có thể đang phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những nhân viên không thực sự phù hợp với công ty sẽ không làm việc hết mình.
Họ thậm chí có thể trở nên độc hại về bản chất và ảnh hưởng xấu đến văn hóa doanh nghiệp hơn là mang lại lợi ích tốt. Giả sử bạn áp dụng chính sách mở cửa cho phép bất kì nhân viên nào cũng có thể nói chuyện trực tiếp với bạn; tuy nhiên một thành viên ban quản trị cấp trung lại không muốn như vậy, anh ta la hét và mắng chửi cấp dưới của mình vì đã đến thẳng chỗ bạn mà không ghé qua chỗ anh ta trước - bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra?
Văn hóa khởi nghiệp sẽ không hoạt động hiệu quả chỉ với một công nhân và có thể gây cản trở đến sự thể hiện giữa tất cả các nhân viên. Đó là lý do tại sao sai lầm đầu tiên trong bài viết của tôi về những lỗi trong kinh doanh chỉ ra rằng bạn cần có một nguồn nhân lực tốt cho dù công ty của bạn mới được thành lập. Một nguồn nhân lực có những kỹ năng và chuyên môn liên quan đến việc tuyển chọn nhân tài, do đó có thể khiến bạn được nghỉ xả hơi và giúp cho công ty tập trung vào những thứ thực sự cần thiết.
Bước #3. Hãy đảm bảo ý kiến của tất cả mọi người đều được lắng nghe
Để thực sự biết được liệu mỗi nhân viên có đồng thuận với những ý tưởng kinh doanh của mình hay không, bạn phải đảm bảo rằng tiếng nói của nhân viên kể cả ở cấp bậc thấp nhất đều được lắng nghe. Từ đó, bạn có thể chắc chắn rằng văn hóa khởi nghiệp đã thực sự được tiếp nhận.
Để tạo ra một văn hóa mà thực sự thúc đẩy các nhân viên, bạn phải đảm bảo rằng tiếng nói của họ có ý nghĩa quan trọng và nếu họ có bất kỳ lời kêu ca phàn nàn muốn nói hoặc lời khuyên muốn đề xuất, thì đây sẽ là cơ hội tốt để thực hiện những điều đó.
Hơn nữa, việc làm cho ý kiến của tất cả mọi người được lắng nghe không nên được thực hiện theo hướng thẳng đứng, nghĩa là chỉ từ dưới lên trên; thay vào đó nên được thực hiện cả xung quanh nữa.
Bằng cách đó, nó có thể thúc đẩy khả năng giao tiếp tốt và nơi làm việc sẽ tiếp tục tràn đầy năng lượng. Bạn cũng cần phải đưa ra những phản hồi có liên quan ngay cả khi điều đó có nghĩa là bạn phải làm những điều vượt quá phạm vi mà bạn nên làm.
Bước #4. Đưa ra phản hồi
Các bước trên sẽ khá thừa thãi nếu không có quá trình này ở nơi làm việc. Nhân viên của bạn sẽ ngừng báo cáo về việc họ cảm thấy như thế nào nếu họ tin rằng những điều họ nói sẽ không được thực thi. Vì vậy, điều bạn phải làm là chủ động đưa ra phản hồi cho nhân viên. Cho họ thấy rằng công việc họ làm mang lại giá trị cho công ty và học cách khích lệ họ. Tổ chức các buổi tương tác, nói chuyện trực tiếp với các nhân viên đã giải quyết được các bất bình, đồng thời chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bất kỳ ý kiến nào họ đưa ra.
Khi ấy bạn mới thực sự hiểu được liệu văn hóa công ty có phát triển tốt hay không hay các nhân viên chỉ giả vờ đánh bóng vẻ bề ngoài để làm hài lòng bạn. Một điểm thậm chí còn quan trọng hơn - sẽ luôn có một số nhân viên đi ngược lại với văn hóa công ty hay thậm chí nổi loạn chống đối.
Có 3 cách để xử lý các vấn đề trên mà bạn cần lưu ý và cẩn trọng:
Thứ nhất, đưa ra các phản hồi nhẹ nhàng về cách bạn muốn mọi thứ tồn tại và duy trì trong doanh nghiệp. Điều này trái ngược với các nhân viên vô tình đi chệch hướng và chỉ cần một chút khích lệ động viên nhẹ nhàng là họ sẽ trở lại quỹ đạo bạn đầu. Ví dụ, nếu văn hóa công ty khắt khe trong việc ăn mặc trang trọng và có tính kỷ luật thép nhưng bạn lại thấy một anh chàng đang cố gắng phá luật, vì anh ta cảm thấy gò bó trong những bộ trang phục như thế, thì bạn có thể hướng dẫn anh ta theo một hướng khác.
Thứ hai, tích cực hỗ trợ. Bạn biết đấy, một số người thực sự rất sáng tạo và không chịu được cảm giác bị bó buộc. Mặc dù điều này có thể gây tổn hại đến văn hóa công ty, nhưng nếu bạn thấy anh chàng đó có rất nhiều đóng góp cho công ty, thì bạn có thể cho phép anh ta được tự do làm điều mình thích. Điều này thường được áp dụng với những người cực kì sáng tạo vượt trên sự mong đợi. Họ thường là những kẻ nổi loạn và nếu họ không thực sự ảnh hưởng xấu đến các nhân viên khác khi đang làm việc thì tốt nhất nên giữ họ lại và khuyến khích những thói quen của họ. Nghe có vẻ khá kỳ lạ, đúng không?
Cuối cùng, sa thải. Một số người chỉ đầu độc văn hóa công ty. Hầu hê những nhân viên độc hại, những người thường xuyên đối đầu với đồng nghiệp hoặc hoàn thành công việc chậm luôn cần bị loại trừ, nếu không bạn sẽ có nguy cơ phải chịu rủi ro của việc khiến các nhân viên khác cảm thấy chán chường.
Mặc dù nhìn chúng khá đơn giản nhưng lại là phương pháp hữu hiệu nhất. Việc thi hành các nguyên tắc này trong công ty của bạn có thể là nhân tố giúp phân biệt giữa một công ty khởi nghiệp đơn thuần và một công ty khởi nghiệp với lực lượng lao động luôn tối ưu hóa bản thân để chiến thắng!
----------
Tác giả: Adhip Ray
Link bài gốc: How to Create a Winning Startup Culture.
Dịch giả: Nguyễn Thúy Hiền - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: [Tên dịch giả] - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
| |||||||